Hải Phòng giang hồ NGHIỆN – Bản thảo)

Đêm 30 trừ tịch , giao thừa sang canh năm mới .bà ** hàng xóm nhà tôi , bê mâm lễ ra ngoài ngõ trước cửa nhà xì sụp khấn vái.
Lễ xong bà lúi húi đốt tiền vàng.Hai thằng nghiện đi qua , Một thằng giơ tay múa , không cần đến hai giây , con gà luộc vàng ươm mỏ ngậm bông hoa cúc trên mâm đã nằm gọn vào trong nách nó , rồi nó co cẳng chạy.
Bà già ngẩng mặt lên nhìn rồi gào – Bớ thằng ăn cắp , thằng ăn cắp , rồi bà vội vén váy tức tốc chạy đuổi theo thằng nghiện kẻ cắp con gà
Thằng nghiện đi cùng nhẹ nhàng bê luôn cả mâm lễ chạy về hướng ngược lại.

Khi Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất năm 1873 – 1874 , nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất , trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở thông thương cảng Ninh Hải ( Hải Phòng ) để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc kỳ.
Sau đó tại cảng Ninh Hải này Pháp và triều đình nhà Nguyễn mở một cơ quan thuế vụ chung , quản lý việc thương mại ở vùng cảng biển này , gọi là Hải Dương thương chính quan phòng.Do dài dòng nên mọi người gọi tắt là Hải Phòng.
Từ năm 1887 đến năm 1888 chính quyền Bảo hộ Pháp và triều đình nhà Nguyễn điều chỉnh địa giới.
Lấy bốn xã của huyện Thủy Nguyên để lập ra cảng Hải Phòng rồi tiến đến chuyển các huyện Thủy Nguyên . An Lão.An Dương . Nghi Dương (Kiến Thụy ) và một số xã của huyện Kim Môn và huyện Kim Thành về Hải Phòng và lập nên tỉnh Hải Phòng.
Ngày 19/7/1888 tổng thống Pháp Sadi Cacnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng.
Kể từ đây thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên Bang Đông Dương.
Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ty nha Hải Phòng sứ hay đồn Hải Phòng do cụ Bùi Viện lập ra từ thời Vua Tự Đức năm 1871 với căn cứ sau .Bến cảng trên sông Cấm trước khi được gọi là Hải Phòng đã có tên là Ninh Hải.
Địa danh Ninh Hải đã có tên trong tất cả các giấy tờ trước khi được gọi là Hải Phòng.
Sau hiệp định Giơnevơ Hải Phòng trở thành nơi 300 ngày tập kết di cư vào nam.
Ngày 13/5/1955 người lính cuối cùng của quân đội Pháp bước lên con tàu há mồm ở bến Nghiêng Đồ Sơn một đi không trở lại thì đến ngày 26/9/1955 huyện Hải An của tỉnh Kiến An được sát nhập vào thành phố Hải Phòng.
Ngày 5/6/1956 thị xã Cát Bà , huyện Cát Hải của khu Hồng Quảng được sát nhập vào thành phố Hải Phòng.
Ngày 22/7/1957 chuyển thị xã Cát Bà thành huyện Cát Bà
Ngày 5/7/1961 khu vực nội thành được chia thành 3 khu với tên gọi.
Hồng Bàng.Ngô Quyền và Lê Chân.
Ngày 27/10/1962 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định sát nhập toàn bộ tỉnh Kiến An vào Thành Phố Hải Phòng.
Ba khu phố nội thành khoảng chừng có ba mươi nghìn dân được bao bọc bởi những con sông và một mé giáp biển nên nó như một hòn đảo.
Ba cầu , bốn cống , năm cửa Ô
Đào sông lấn biển dựng cơ đồ.
Năm 1899 nhà máy Xi Măng Hải phòng được xây dựng và đi vào sản xuất , rồi cảng Sáu Kho ngày càng nhiều con tàu cập bến , nên chính quyền Pháp phải tuyển mộ người ở các nơi trong toàn quốc về làm công nhân.
Dân Việt thời đầu thế kỷ 20 cố hữu và thủ cựu với tư tưởng Nho Giáo , nên không mấy ai bỏ làng đi xa xứ , mà những ai dám bỏ làng ra đi thì mặc nhiên đó là những kẻ đã vào bước đường cùng hoặc ghê gớm.
Vậy là Hải Phòng như một cái hố rác chứa hết , bất kể ai tới , bất kể thành phần.
Đã thế lại được bổ sung rất nhiều những người Hoa là tàn dư của quân đội Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch ở lại sau năm 1945 khi Hoa quân nhập Việt , và năm 1949 khi Tưởng giới Thạch bị Mao trạch Đông đánh bại phải chạy sang Đài Loan.
Rất nhiều người Hoa ở các tỉnh miền nam Trung Quốc và Lưỡng Quảng ồ ạt đến Hải Phòng bằng đường biển và đường bộ qua Móng cái.
Cùng với những người gốc Hoa đã định cư nhiều đời ở đây , họ lập nên những khu phố như Lý Thường Kiệt . Đông kinh Phan Bội Châu.Quang Trung vv.vv.Có tới 95/% toàn người Hoa.
Năm 1912 Pháp xây dựng và khánh thành nhà hát lớn Hải Phòng. Vậy là lại kéo thêm rất nhiều gia đình chồng Pháp vợ Việt cùng những đứa con lai.
Định hình nên một khu vực nội thành với ba loại sắc dân.
Việt – Pháp – Trung.
Tất nhiên với một thành phố non trẻ và hỗn tạp , lại sống trong thời buổi chiến tranh nên tệ nạn được các loại du thủ du thực người Hoa , người Pháp , đem đến hòa trộn với cái chất côn đồ ưa phá bĩnh , thích đánh nhau của dân Việt đã làm nên một thương hiệu Hải Phòng làm ngán ngại trong toàn quốc , kể cả ở nước ngoài khi họ có điều kiện sang đó.
Đến thập kỷ 40 ( Thế kỷ 20) Hải Phòng gần như đã định hình thành 3 khu vực mà dân chúng gọi nôm na là
Phố Tây – Phố Khách – Phố Việt
Tuy rằng cũng có xen kẽ nhưng những phố đó đều có trên 80% sắc tộc của họ nên được gọi theo đa số.
Cộng đồng người Pháp đa số cư trú ở Phố Tây.
Phố Tây – Đại diện là phố Điện biên Phủ bây giờ gồm hai phố là – Đại lộ Pônbe (Bovlevard Paul Bert ) và Thống chế Giốp (Marechal joffre )
Sau năm 1954 phố Giốp đổi là phố Phạm Ngũ Lão.Đại lộ Ponbe đổi là đại lộ Hồng Bàng.
Đến năm 1963 hợp một gọi là Điện biên Phủ.
Phố Điện biên Phủ từ cầu Lạc Long đến ngã sáu dài 1255 mét , đoạn cầu Lạc long – Trần Hưng đạo dài 915 mét rộng 10 mét.Đoạn Trần Hưng Đạo – Trần Phú dài 85 mét rộng 15 mét.Đoạn Trần Phú – Ngã sáu dài 340 rộng 9 mét.Vỉ hè toàn tuyến dài 915 mét.
Nói chung người Pháp ở những con phố thuộc loại sạch đẹp và Vip nhất . Có thể kể tên một vài phố điển hình bây giờ đã có tên mới sau năm 1955 như.Đinh Tiên Hoàng .Hoàng văn Thụ . Minh Khai.
Cộng đồng người Pháp ở Hải Phòng thì công chức và viên chức chủ yếu là người da trắng chính chủ sắc tộc con gà trống Gôloa , còn đám quân nhân và Culit thì đa số gốc người ở các thuộc địa Châu Phi của Pháp.(Chỉ có số sỹ quan mới chủ yếu là người da trắng )
Phố Khách – Là từ dân ta gọi chung khu vực có người Hoa sinh sống , mà đại diện là các phố.
Kỳ đồng . Lý thường Kiệt .Quang Trung. Phan bội Châu bây giờ .
Cộng đồng người Hoa chủ yếu sinh sống nhiều nhất ở khu vực bao quanh chợ Sắt.
Chợ Sắt nằm ở ngã ba sông Tam bạc , là một nơi trên bến dưới thuyền , giao thông thuận tiện , nơi mua bán trao đổi hàng hóa lớn bậc nhất Bắc Kỳ thời ấy.
Cuối thế kỷ 19 chợ Sắt chỉ là một mom đất nhô ra ở ngã ba sông Tam Bạc , cây cỏ mà nhiều nhất là cây ” nậu ” với ” sú , vẹt ” mọc um tùm hoang hóa .Thấy vậy một người đàn bà Việt có chồng là người Pháp tên là Balo (Balaurd)
Xin chính quyền cho dựng chợ.
Mới đầu là 14 gian quán , mái lợp lá cọ , họp phiên mỗi tháng sáu ngày vào các ngày mùng 4..9..14..24..24..29 âm lịch .Nhưng hàng năm đến mùa mưa bão lại bị gió bão làm hỏng , thấy vậy ông Balo mới thay thế các lều quán bằng khung sắt , rồi rào bao quanh chợ bằng hàng rào sắt , có ba gian bốn cổng.
Chợ có sáu người thu vé gọi là ( Thầy Ký ) và sáu Culi làm nhiệm vụ quét dọn .
Chợ họp từ bốn giờ sáng đến năm giờ chiều thì tan chợ sau một hồi chuông dài.
Mới đầu thì chợ Sắt chủ yếu là chợ buôn bán nông sản

Chợ Sắt cất gánh buôn cau
Chợ huyện buôn gấc , buôn dầu , buôn nhang.

Sau dần những thương hồ người Hoa dần dần kéo đến buôn đủ loại , rồi vợ con các công viên chức Pháp cũng mua hàng từ chính quốc về bán , và những thương nhân người Việt có tên tuổi cũng mở đại lý .Vậy là chợ Sắt đã trở thành huyền thoại với câu.
Cần mua gì thì ra chợ Sắt.Nếu bạn biết lắp ráp thì chợ Sắt sẽ bán cho bạn đủ phụ tùng để lắp ráp một cái chiến xa hoặc thậm chí cả một cái máy bay.
Ba bến sông ở ngã ba sông Tam bạc chợ Sắt là.Bến Chương Dương . Bến Hàm Tử và Vạn kiếp.
Bến Chương Dương nằm dọc theo sông đào Hạ Lý về phía hữu ngạn , song song với tả ngạn bến Vân Đồn ở sông đào này ,bến bắt đầu từ Hạ Lý đến bờ sông Cấm dài 815 mét.
Lúc đầu có tên là bến Van Vonlenhoven mang tên một viên toàn quyền người Pháp.
Bến Hàm Tử – Từ đầu cầu Quay đến đường Trần nguyên Hãn . Bến lúc đầu có tên là Keđơ l’abatoa nghĩa là bến lò sát sinh.Vì đầu phố nối với phố Abattoir nên dân Việt gọi là bến Tam kỳ.
Cộng đồng người Việt đông hơn và ở rộng hơn , chiếm hai phần ba những đường phố ở nội thành.
Điển Hình là các phố Lạch Tray.Cầu Đất .Cát dài.Cát Cụt.Tô Hiệu.Lê Lợi.Đà Nẵng.Chợ Con .An Dương .Thiên Lôi.Quán Mau.An Đà.
Cùng các ngõ phố nổi tiếng như .
Ngõ Cấm.Ngõ Cô Ba chìa.Ngõ Thuận Thái .Ngõ Thối.ngõ Tham Thuật .Ngõ Tò Vò.Ngõ Sơn Hà.ngõ Lý Tiêm , Lý Phình.
Có ba khu vực chợ mà người Việt độc chiếm cũng nổi danh ở Hải Phòng là Chợ Con .Chợ Cột Đèn và Chợ An Dương.
Trong đó Chợ Con nổi danh với tên tuổi Năm Sài – Gòn trong tác phẩm ” Bỉ Vỏ ” của nhà văn Nguyên Hồng.
Hải Phòng phồn hoa thì tất yếu là phải “Phồn Thực ” Trộm cắp.Đĩ Điếm và Nghiện Hút Thuốc Phiện ( Ma Túy)
Thuốc Phiện ở Hải phòng đã có từ xa xưa , nhưng nó mở rộng và phổ cập ở mọi đường phố với hàng loạt tiệm hút dưới thời phó Đô Đốc Bonard
Vậy là nhà nhà nghiện.Người người nghiện.
Có thể ví von như.

Trai tráng sỹ phải so vai rụt cổ
Gái thuyền quyên phải mặt bủng da chì.

Thuốc phiện bán tại các khu phố Tây ở Re’gie Opium được đựng trong hộp , hộp lớn đựng một lượng 37,5 gam , hộp vừa đựng 5 chỉ , hộp nhỏ đựng 2 chỉ .Khách mua hút tại chỗ có thể mua ” Ngao Tài ” loại lớn có thể hút từ 3 – 5 điếu , hoặc có thể mua (Ngao Xây -Xỉu) là loại nhỏ chỉ hút được hai điếu .
Hai người rủ nhau vào tiệm hút có thể mua một ngao tài chia nhau , mỗi người hút hai điếu cũng đủ phê.
Các tiệm hút của người Hoa và người Việt thì nhếch nhác hơn , bởi khách mua về thì ít mà hút tại chỗ thì nhiều.
Khách cũng thượng vàng hạ cám hơn ở khu phố Tây.Cũng rất nhiều khách nằm ” Bẹp Tai ” tại chỗ đến mấy ngày.
Khách sang và có tiền thì hút thuốc ” Cống ” là loại nguyên chất , còn dân lao động chủ yếu là hút ” sái nhất , sái nhị ” .Sau năm 1955 khi chính quyền Việt Nam dân chủ nghiêm cấm và coi buôn bán thuốc phiện là trọng tội , thì các tiệm hút buộc phải đóng cửa , hầu hết bỏ nghề , các con nghiện bị bắt đưa đi trại cai nghiện khá nhiều.
Coi như việc hút thuốc phiện ở Hải Phòng bị xóa xổ , chỉ còn một số tiệm lén lút mở bán cho người nghiện quen biết.Cũng vì thế mà nguồn cung thuốc ngày càng khan hiếm , dẫn đến việc các chủ tiệm hút phải lấy thuốc cảm ABC loại viên nén tán ra rồi dùng bột thuốc ấy trộn cùng thuốc sái cho được nhiều.
Sau năm 1975 khi hai miền nam bắc hợp nhất và thông thương trở lại thì nguồn cung và số người nghiện hút có tăng lên nhưng vẫn chưa đáng kể để gây nên làn sóng tệ nạn nghiện hút.
Phải đến tận thập kỷ 90 ( thế kỷ 20 ) cùng với cả nước Hải Phòng mới bị ” Cơn sóng Thần ma túy ” tàn phá một cách kinh hoàng.
Hải Phòng cùng với Quảng Ninh là hai tỉnh thành có số dân vượt biên sang Hongkong bị hồi hương về nhiều nhất.
Chính số ” Tài cố – Đầu gấu – Đại bàng ” này đã du nhập về Hải Phòng những loại Ma Túy thế hệ mới mà thuốc phiện còn phải lạy bằng cụ tổ.
Khởi đầu là Heroin dạng bột và Đonagăng dạng ống.
Mới đầu dân nghiện còn lấy điếu thuốc lá dỗ sợi thuốc ra trộn bột Heroin vào hút , rồi tiến tới đổ thuốc bột lên tờ giấy bạc xong bật lửa bên dưới hít.Nhưng như thế vẫn chưa đủ độ phê , vậy là hòa thuốc bột vào nước cất rồi tiêm trực tiếp vào ven tay như Đonagăng dạng ống.
Ngày nào cũng chọc , cũng chích , năm bẩy lần thì vài tháng sau không lấy ven ở tay được nữa , lại chọc chích ven ở đùi.
Giai đoạn nửa đầu thập kỷ 90 là giai đoạn kinh hoàng nhất ở Hải Phòng.
Không thể thống kê được số con nghiện là bao nhiêu. Nghiện ngập không còn là lén lút nữa , dân nghiện quy tụ ở thành xóm , thành khu luôn.
Những khu vực nghiện khét tiếng ngày ấy có Xóm Liều ở ngõ Cấm.Hồ Ông Báo ở phường Hồ Nam.Bờ mương Cầu Tre Vạn Mỹ.Bờ Mương An kim Hải ở Niệm Nghĩa..Bãi rác Cao Thắng ở Hạ Lý.Con số dân nghiện mỗi nơi có hàng trăm người tụ tập hút xách và mua bán ở đó.
Nhưng đó mới là cái mụn ghẻ so với khu vực Đường Tàu thuộc Quận Lê Chân.Đây mới là trung tâm của ” cơn bão nghiện ” mỗi ngày dân nghiện vật vờ chích choáng , mua bán ở đây ngày nhiều thì trên nghìn thằng nghiện , ngày ít thì cũng năm , bẩy trăm thằng.
Tính từ gác ba re ở Áp pha Cát Cụt xuôi về hướng tây qua gác ba re An Dương cắt ngang đường Trần Nguyên Hãn đến khúc cua tay áo đường sắt dài chừng hơn một km , một bên là phường Hồ Nam , một bên là phường Cát Dài ,dọc theo hướng Đông Tây.
Đến đoạn cua đường sắt chuyển từ hướng Đông Tây sang hướng Bắc Nam chạy đến cầu Quay thì lối ngõ đi cạch ven đường tàu trở thành một ngõ ngã ba gọi là ” ngã ba sung sướng hay ngã ba tử thần “
Ngã ba này là góc tiếp giáp của ba phường .
Trần nguyên Hãn – Lam Sơn – An Dương.
Cùng một mé bên đường tàu , qua đường ray tàu mé bên kia mấy bước chân là địa giới phường Cát Dài.
( Nên coi như là địa giới bốn phường tiếp giáp )
Từ đầu ngã ba xuôi về tiếp hướng tây là ngõ tổ 43 , một bên thuộc phường Lam Sơn , một bên thuộc phường An Dương nguyên sơ nó chính là một nhánh đường tàu tránh thời thuộc Pháp chạy vòng sau lưng lâu đài Macty , thời chiến tranh Không quân Mỹ ném bom Miền Bắc ném trúng đường ray tàu nên bị hỏng – chính quyền cho tháo rỡ bỏ đường sắt này , nên nó trở thành ngõ phố .
Ngõ dài chừng hơn ba trăm mét.Cuối ngõ lại có ngã ba thông ra đường Lam Sơn và phố Phạm minh Thông .
(Năm 1992 tôi lấy vợ và sống ở trong ngõ phố này , nhà tôi cách ngã ba sung sướng tầm hai trăm mét )
Ngã ba sung sướng – Ngã ba tử thần coi như là ” Thủ đô ” của dân nghiện.
Túc trực thường xuyên , ăn nằm tại chỗ và có nhiều kẻ chết tại chỗ 24/24 giờ tại đây lúc nào cũng có khoảng hơn một trăm thằng.
Chúng nằm vạ nằm vật bên những ” núi ” kim tiêm và vỏ ống nước cất hay vỏ ống thuốc Đonagăng.
Thằng có tiền thì chơi hàng xịn , thằng bết quá rồi thì nhặt vỏ ống rồi lấy nước lã cho vào xúc sạc lại , xong dùng luôn kim tiêm còn dính đầy máu vứt vương vãi ở đấy tự chích hay nhờ bạn nghiện chích giúp.
Bọn này thì ven tay không chính được nữa rồi.
Nói chung cứ đâm kim vào đùi hay mông là xong.
Kết cục là sẽ chết..Mười ngày thì có đến chín ngày có thằng chết , chết ít thì một hai thằng , chết nhiều thì vài ba thằng.
Có xác một hai hôm sau khi được bạn nghiện báo tin thì người nhà mới đến đem về.
Có nhiều xác người nhà đến xem mặt có đúng không – đúng rồi họ cũng về , mặc kệ cho cái xác ấy xã hội hay chính quyền sử lý.
Nghiện chết ở đây được phân chia làm hai loại . Loại vô thừa nhận và loại có người nhà đến nhận .
Mỗi năm chỉ riêng loại chết vô thừa nhận đã có trên dưới một trăm thằng.Loại có người nhận chừng đôi ba trăm thằng.
Có những thằng chết vô thừa nhận nằm ở đúng chỗ giáp mốc lộ địa giới hai phường , bọn bạn nghiện báo phường , phường nào cũng né bảo là thuộc phường kia , vì xác chết vô thừa nhận phường phải lo , lúc mới đầu lác đác có thằng chết thì còn pháp y này nọ , sau chết nhiều quá cũng chẳng ông pháp y nào đến nữa .
Phường thoạt đầu còn lo được sau cũng chán luôn , vì kinh phí hạn hẹp , nhiều khi cán bộ phường còn phải bỏ tiền túi ra lo . Khi mà chết đến mức chính quyền cũng chán vì phải bù kinh phí , người ta làm cách đơn giản nhất là gọi cty mai táng cho người đến chỗ đó quẳng cái xác lên xe chở thẳng xuống nghĩa trang Ninh Hải còn thiêu hay chôn , có quan tài hay không thì không ai biết.
Chính vì đùn đẩy nhau mà có xác hôm nay bị chết bên địa phận phường này , mai đi qua thấy cái xác ấy đã bị vứt ở cách chỗ chết hôm qua mấy mét , nhưng nó đã thuộc về địa giới phường khác.
Ở chỗ ngã ba phường thì lúc nào cũng có xác chết nằm đấy chờ , nó cũng chẳng làm ai sợ , vì từ người dân sống ở đây với bọn nghiện đã quá quen rồi , đến ngay như người nhà của cái thằng nghiện chết đến nhặt xác mang về cũng chẳng có ai nhỏ giọt nước mắt nào , thậm chí có gia đình khi nhận diện đúng con em nhà mình chết còn cười như được mùa bảo

  • Con Quỷ này chết – vậy là từ nay gia đình mình sống rồi.
    Hàng ngày lúc chiều tà thì nghiện từ các nơi kéo về khu ngã ba phường hàng đàn hàng lũ như lũ Quỷ hiện lên từ Aty địa ngục.
    Thằng quần đùi áo cộc , thằng sơmi đóng thùng , già trẻ lớn bé đủ loại.
    Một phần mười trong số đó là đàn bà con gái và các loại trống choai tầm 13- 15 tuổi.
    Chúng đi đứng nằm ngồi tràn cả hai bên tả nuy của đường ray tàu hỏa và các lối ngõ.
    Tối đến khu vực này không có ai dám đến ngoài dân ở đây và lũ nghiện.Ngay như công an hay cán bộ chính quyền đến chỗ này cũng phải tổ chức đi thành một tốp trên dưới chục người.
    Đêm đến thì nó còn kinh hoàng gấp vạn lần hơn, khi nghiện đã phê thuốc thì một số còn kha khá sức khỏe và thể lực vẫn có nhu cầu sinh lý.Vậy là chúng cặp đôi rồi làm tình với nhau đủ kiểu .Sáng ra có đôi làm tình thì một đứa đã chết , đứa còn sống vẫn đang ôm dính lấy nhau.
    Có những đứa chết vì đói khát khi vài ba ngày lúc nào cũng chìm trong cơn ” phê ” thuốc. , mà lại không có gì ăn.Nghiện thì chơi với nghiện , có nhóm vài thằng là bạn thân rủ nhau chơi ma túy , đến khi phải đưa nhau ra ngã ba này thì lúc đầu còn kiếm ăn giúp nhau , sau yếu quá đi còn không vững vậy là nằm ôm nhau thằng chết trước , thằng chết sau.
    Ma túy ở đây được bán công khai như bán rau ngoài chợ.
    Có ba loại kiểu bán.
    Đứng đầu là các ông trùm nhà ở khu vực đó hoặc ở chỗ khác nhưng đặt điểm đại lý ở đây.
    Có đám tay chân đệ tử phục vụ , bảo vệ đàng hoàng.
    Loại thứ hai là các nhà dân ở đấy bán lẻ để kiếm cơm , mười nhà ở đấy thì có đến non nửa nhà bán.
    Loại thứ ba là nghiện bán thuê lấy ma túy dùng thay tiền được trả công.
    Có một điều đặc biệt , nó như luật bất thành văn . Ai cũng biết nghiện là tổ sư của Chí Phèo , thậm chí có kẻ còn đánh cha chửi mẹ , sẵn sàng giết người lấy tiền đi chích choác .
    Nhưng bất kể là Ma hay Quỷ ở đâu , ghê gớm đến thế nào thì không biết , nhưng đã đến khu đường tàu này ( đặc biệt ở chỗ ngã ba phường ) thì đều ngoan như cún .
    Ở chỗ này không có chuyện cướp giật hay trấn lột nhau , những người dân cũng rất an bình , nhiều nhà cửa mở thông thống ra mà nghiện nhiều thằng chết ngồi phủ phục cạnh bên cửa.
    Vì sao.
    Vì đã nghiện thì chất nghiện như nhau rồi , Ma với Ma , Quỷ với Quỷ như nhau rồi thì dọa ai được nữa.Còn người dân nhà nào đã dám ở chỗ này thì họ cũng thuộc loại anh hùng , dũng sỹ hay đầu chày đít thớt cả rồi.
    Cho nên ma túy bày bán công khai và để tơ hơ ra như thế , nhưng loại nghiện sắp chết chỉ dám nhìn mà thèm rồi đợi thằng nào có tiền mua chơi xong vội vàng tranh nhau xin cái kim tiêm nó vừa chọc , cái vỏ ống Đonagăng, cái vỏ sâu nhựa đựng Heroin để xúc xạc chơi lại.
    Đầu năm 1992 tôi lấy vợ thì cuối năm sinh con đầu lòng , nhà tôi ở trong ngõ tổ 43 cách ngã ba phường có hai trăm mét vậy mà người nhà hai họ hoặc bạn bè ai đến thăm cháu đều phải đi lối cuối ngõ từ đường Phạm minh Thông vào , hay từ đường lam Sơn theo lối ngõ 15 rồi đến ngã ba rẽ vào lối ngõ nhà tôi thì dừng lại nhờ người gọi cho tôi ra dẫn vào.
    Ngõ 43 chỉ rộng trên dưới từng đoạn có hai mét , nhưng nghiện chúng nó ngồi dựa lưng vào tường hai bên đối diện nhau chỉ chừa cửa nhà , đứa ngồi bó gối , đứa ngồi duỗi chân làm lối đi trong ngõ càng chật hẹp ,
    Dân trong ngõ thì 99% là chỉ có xe đạp , nhiều lúc nghiện hai bên thò chân duỗi ngăn mất cả lối đi , vậy là xuống xe sút chân thẳng vào mặt thằng nghiện . Nghiện chỉ dám xuýt xoa kêu đau chứ không dám bật lại.
    Lũ trẻ trâu trong ngõ tôi chỉ sau khoảng thời gian không đầy mười năm đã chết đến một nửa.
    Những đứa đáng tuổi em , tuổi cháu , nhiều đứa tôi rất quý , suốt ngày bế ẵm con tôi sau mắc nghiện chết vô cùng thương tâm
    Nhà tôi không có cổng , nên cửa nhà cũng là mặt ngõ luôn.
    Chỉ vừa đúng ba bước chân đi ngang ngõ là cổng nhà thằng cu TR đối diện cửa nhà tôi.Thằng cu TR và thằng B nhà liền tường sát vách với nhà tôi chơi với nhau rất thân , hai thằng rất nhanh nhẹn và đẹp trai , năm 93 thì chúng chừng 15-16 tuổi , hai thằng chuyên giành nhau bế con tôi , rồi nô đùa với con bé.
    Sang năm 95 tôi đã bán nhà đi nơi khác được một thời gian thì một hôm có việc về xóm cũ , từ gác chắn barie cắt ngang đường Trần Nguyên Hãn tôi đạp xe đi dọc theo lối đường tàu thì nghe tiếng gọi tên tôi
    Dừng xe lại nhìn thì hóa ra thằng TR đang ngồi bó gối cùng mấy đứa con gái cũng tầm tuổi nó ngay tanuy đường tàu , bộ quần áo tuy lành lặn nhưng cáu bẩn cùng mái tóc chắc nửa tháng chưa tắm gội , đôi mắt trong veo thánh thiện ngày nào giờ lờ đờ , mi mắt trên sụp xuống gần như dính xuống mi dưới ( điểm đặc trưng của nghiện ) trên khuôn mặt lấm lem lún phún hàng ria mép lông tơ , tay cầm cái xilanh bên trong có nước mà cũng chẳng biết là nước cất hay nước lã bơm vào hút ra xúc xạc mấy cái vỏ ống Đonagăng.
    Đứa con gái ngồi cạnh nó tóc túm đuôi gà , nom mặt chắc chỉ tầm 13-14 tuổi gầy nhom nửa ngồi nửa dựa vào tanuy thì đôi mắt nhắm nghiền nhưng hai tay luồn vào trong áo gãi xoàn xoạt.
    Hỏi thăm nó được câu trước câu sau nó đã xòe tay ra xin tiền.Tôi đã lắc đầu không cho thì nó nói một câu ” đằng nào em cũng chết thì coi như anh làm phúc một lần cho em đỡ vã ” thở dài rồi tôi móc ví cho nó tờ hai mươi nghìn.
    Tôi còn chưa kịp đút ví vào túi thì một thằng nghiện đứng gần đấy đã chạy lại với cái túi nilon trên tay.
    Chưa đến nửa nốt nhạc nó đã ấn vào tay thằng cu TR cái túi rồi giật lấy tờ tiền chạy đi.
    Con bé con hai tay đang gãi lập tức dừng tay mở bừng đôi mắt nhìn thằng TR lấy từ trong túi ra một cái xilanh , một ống nước cất và một tép Heroin đựng trong cái ống nhựa ( như cái ống nhựa hút nước mía ) dài chừng một cm .
    Thằng TR bẻ đầu ống nước cất rồi cho Heroin vào xong bịt tay lắc , rồi lấy xilanh hút đầy xong đâm phập vào ven đùi , con bé con tóc đuôi gà vội vàng tụt quần dài nhưng do vội nên hai tay túm cả vào cạp quần lót kéo thẳng xuống chân , vậy là tơ hơ hết ra .
    Miệng leo lẻo bảo thằng TR chích một nửa thôi…Không biết nói gì hơn nữa tôi lẳng lặng lên xe phóng đi.
    Mấy tháng sau gặp thằng cu B ở ngã tư An dương thì nó bảo thằng cu TR chết rồi , mà bố mẹ nó cũng đã bán được nhà nên giờ đang ở nhờ nhà ông bà nội chờ tìm mua nhà mới.
    Trước đó tôi quyết định bán nhà mà không còn nghĩ đến chuyện đắt rẻ do hai vụ việc sảy ra .
    Một hôm đi làm về đã muộn mà không thấy vợ con tôi đâu , sai mấy đứa lau nhau đi ra đường lam sơn chỗ nhà chị gái tôi ở xem có đấy không , thì lúc sau vợ tôi về kể bảo ” chiều hai mẹ con bế nhau đi chợ về đến nhà thì tự nhiên có một anh tay chống nạng do bị cụt một chân xông vào nằm lăn ra giữa nhà , em đuổi thì anh ấy bảo tao là K , bạn của thằng Vinh , Tao phê rồi cho tao nằm nhờ một lúc , vậy là em phải nhờ bọn thằng B trông nhà rồi bế con ra nhà bác “
    Nghe vợ nói vậy tôi biết ngay là thằng K nhà trong ngõ Lửa Hồng vừa là bạn học , vừa là bạn thời trẻ trâu ở phố cũ.
    Gã nghiện oặt xà lai ra , nên chuyên giở nghề ăn vạ , cứ thấy ôtô chạy chậm là gã lao ra cố tình cho xe đụng , rồi lăn lộn ăn vạ đủ kiểu cho lái xe phải đền tiền cho gã.
    Một lần gã căn không chuẩn nên lao vào đúng cái xe tải chạy nhanh , nên bị xe cán gãy nát một bên đùi , vậy là thành cụt phải chống nạng , khổ nỗi từ khi gã bị cụt thì gã càng liều lĩnh hơn , thực sự gã đã trở thành hung thần của các lái xe chạy xe ngang qua mấy đường phố ở khu vực này.
    Còn chưa hết bực chuyện thằng K hôm trước thì ngay chiều tối hôm sau vợ chồng tôi đang ngồi ăn cơm thì thằng T phường Cát Dài đi qua ngõ thấy tôi nên vào chơi.
    Chuyện trò một lúc rồi gã xin tôi đôi giày xong rồi gã nói rất chân tình rằng gã nghiện nặng lắm rồi.
    Bây giờ là lúc gã đang tỉnh táo nhất , nên có lời là lúc khác gặp gã dù có thấy gã lên cơn phê , hay sắp chết đi nữa thì cũng coi như không cần biết , bởi lúc ấy gã là ma quỷ rồi chứ không phải con người.
    Gã xin đôi giày của tôi để gã luôn nhớ chúng tôi từng là bạn , là đồng đội của nhau khi còn trong quân ngũ.
    ( Gã cũng là học viên trường sỹ quan 280 cùng tôi , khi ra trường về đơn vị mới công tác một thời gian thì gã giở trò và đủ mọi mánh khóe để xin ra quân , về rồi gã đã phấn đấu thành một ông chủ trẻ có quầy bán hàng trong chợ Sắt . Lấy vợ sinh con rồi khi có tiền bạc rủng rỉnh gã lại lao vào con đường nghiện ngập , vậy là trở về mo.Gã cũng giữ đúng lời hứa không bao giờ vào nhà hay gặp mặt tôi nữa , cho đến hai năm sau thì tôi nhận được tin gã chết , đến nhà gã phúng viếng cùng mấy thằng bạn lính thì tôi mới biết , gã tự thắt cổ chết treo ở xà nhà và để lại lá thư tuyệt mệnh.
    Trong thư gã cho biết gã chết đi để các con gã đỡ xấu hổ vì có thằng bố nghiện.
    Vì mấy hôm trước gã đi họp phụ huynh thì được cô giáo cho biết đứa con lớn của gã là một học sinh giỏi được thành phố tặng bằng khen .Vậy là gã vẫn xứng danh đồng đội của chúng tôi.
    Đi viếng đám ma về thấy thời gian còn sớm tôi rẽ vào nhà thằng CH ở trong ngõ nghĩa địa Tây.
    Ngõ nghĩa địa Tây là một xóm phố chạy dọc theo đường tàu nghiện ở An Dương , nó có hàng chục ngõ hẻm thông ra đường tàu , và cũng là xóm nghiện.
    Thằng CH là bạn nối khố ở phố cũ từ khi còn bé , nhà tôi và nhà nó cách nhau có mấy nhà và cùng ở mặt đường.
    Gã làm nghề tự do nhưng dạo này thất nghiệp nên mấy hôm trước gã về quê nội ở chợ Hỗ thì gã vào nhà tôi ở Quán Toan chơi.
    Gặp gã ngồi ở quán nước cùng con bé thứ hai của gã ngay đầu ngõ , chuyện trò nghe gã trình bày khó khăn khổ sở , nên tôi bảo ” Thôi tao giúp mày , tao cho mày một cái xe xíchlô chịu khó đi chở khách làm mà kiếm cơm nuôi con ” giá một cái xíchlô ngày ấy khoảng 800 nghìn , lúc ấy trong ví tôi chỉ còn hơn bốn trăm vậy là đưa cho gã bốn trăm để mai đặt xưởng làm xe họ làm , một tuần nữa tôi sẽ cầm nốt tiền xuống cùng gã đi lấy xe.
    Đúng một tuần sau tôi đến nhà gã , thì thấy gã đang phê thuốc , hỏi xe pháo thế nào gã làm câu ” Tao lấy tiền mua thuốc chứ không mua xe ” không thèm nói thêm một lời nào nữa tôi lên xe về thẳng.
    Bẵng đi phải đến gần 5 năm sau , lúc này vợ chồng tôi đã có thêm một thằng con trai đã hơn ba tuổi.
    Một hôm vào ngày tết vợ chồng tôi đi quanh xóm chúc tết để hai đứa con ở nhà.
    Lúc về thằng cu nhà tôi khoe ” vừa rồi có bác hỏi bố , con bảo bố không có nhà , vậy là bác ấy cho con tiền xong còn sờ chim con bảo bố với bác ấy là bạn từ lúc dái bé như của con ” rồi nó đưa tôi tờ một trăm nghìn đồng .
    Đang suy nghĩ xem ai thì con gái lớn của tôi bảo “bác ấy bảo bác ấy đi chợ Hỗ ” vậy là tôi đoán đúng là thằng CH.
    Mấy hôm sau tôi cùng thằng cu con phóng xe đến nhà gã.
    Vào trong ngõ mới đến đầu hẻm rẽ vào nhà gã đã thấy bốn năm đứa cả trai lẫn gái chặn xe tôi lại hỏi đi đâu , tôi bảo vào nhà thằng CH .
    Một đứa chạy vào mấy phút sau thấy thằng CH chân đất chạy ra , vừa bế thằng cu nhà tôi trên xe xuống gã vừa ra lệnh cho một thằng mang xe của tôi đi gửi ở nhà hàng xóm.
    Nhà gã là một căn nhà hai tầng nhỏ , chình ình giữa tầng một là một tấm đệm mút và cái gối , gã bảo bố con tôi ngồi luôn lên đó .Trong lúc gã loay hoay pha cafe thì thằng cu con nhà tôi lật cái gối lên chơi thì thấy tiền hàng xấp đủ mệnh giá , nó lại lật viền mép tấm đệm nghịch thì thấy hàng đống viên bi giấy , vuốt một viên giấy xem thì ra là một tờ tiền mệnh giá 50 nghìn .
    Thằng CH thấy thằng cu nhà tôi cầm mấy viên búng chơi thì gã bảo ” con thích thì cầm hết về mà chơi “
    Uống chưa hết phin cafe mà cứ năm lần bẩy lượt một đứa trong đám đệ tử của gã lại xuất hiện ném vào nhà một cục tiền ,
    Để thằng cu nhà tôi chơi ở dưới nhà gã bảo tôi lên gác rồi gã mở két bạc lôi ra một bọc tiền , mà nhìn bọc tiền đó tôi biết rằng tôi có bán cả nhà cũng chưa được nửa số đó.
    Gã cầm bọc tiền dúi vào tay tôi rồi bảo..
  • Tôi không nói thì ông cũng biết , giờ tôi là ma sống rồi , nếu bị công an bắt là dựa cột ( tử hình ) nên tôi đã thu xếp để ly hôn vợ , tôi đã tìm được dây cho vợ tôi và con lớn sang Anh Quốc , còn con bé thứ hai nhà tôi hết hè này là nó đi học lớp một , tôi muốn gửi nó cho ông nuôi dạy giúp , rồi nhận nó làm con nuôi cho ăn ở với gia đình ông , thỉnh thoảng tôi đến thăm thôi , còn chỗ tiền này ông tùy ý sử dụng , chứ để con bé ở đây tôi sợ nó cũng hỏng.
    Tôi đưa trả bọc tiền cho gã rồi bảo tôi đồng ý nuôi giúp con hộ gã , nhưng tiền thì tôi không lấy , mà mang đi gửi tiết kiệm đứng tên con gã , tiền ăn học hàng tháng hết bao nhiêu thì tôi sẽ báo để gã đưa cho con gã chứ tôi không nhận tiền này.
    Gã hẹn tôi tháng sau con gã học xong trường mầm non thì gã đưa con bé đến nhà tôi.
    Đến hơn tháng sau không thấy gã đến nên tôi đến nhà gã thì thấy cửa đóng khóa ngoài , còn đang nghiêng ngó nhìn thì thấy mấy thằng đệ của gã chạy đến .
    Nhận ra tôi chúng nó bảo anh CH bị sốc thuốc chết hơn chục ngày nay rồi.
    Vậy là “cơn bão nghiện” đã giết chết gã cùng vô số những người bạn , người tôi quen biết trong chính cuộc đời này.
    Giờ đây” cơn bão ngiện ” đã tan bởi sau nhiều lần truy quét không thành thì chính quyền phải áp dụng cách xây tường bịt chặn moi lối đi ngõ ngách thông ra đường tàu , và cho một tổ công an túc trực tuần tra 24/24 giờ dọc theo đường tàu , kiểm tra giấy tờ bất cứ một ai lạ mặt đến khu vực này.
    Bão đã tan nhưng hoàn lưu của nó vẫn còn đâu đó rải rác trên mảnh đất Hải Phòng đầu sóng ngọn gió.
Posted in Uncategorized | Leave a comment

Các Chỉ huy Đức quân
Adolf Hitler
Trong khi trọng tâm chính của việc đánh giá này là các chỉ huy chiến thuật nhưng không thể đánh giá chi tiết phía Đức nếu không đề cập đến Adolf Hitler, người đóng vai trò chính một cách bất thường trong việc chỉ huy các chiến dịch của Đức thậm chí trước khi quân đội ám toán thất bại ngày 20/7/1944. Sau cuộc ám sát thất bại Hitler càng nghi ngờ sự tận tụy của giới tướng lãnh với cuộc chiến và ông ta khăng khăng bắt buộc Đức quân phải tử thủ từng tấc đất bằng cách bác bỏ sự linh động trong chiến thuật của các chỉ huy. Sự nghi ngờ của Hitler dẫn tới việc tập trung cao độ ,với việc các chỉ huy phải được phép từ bộ chỉ huy cho các quyết định chiến thuật chủ yếu. Các tướng lãnh có thâm niên không được tin cậy, và có sự rối loạn lớn trong việc thăng cấp khi Hitler thường xuyên thay đổi các chỉ huy. Một số lớn các sĩ quan thâm niên đóng góp trong chiến dịch ở Loraine được chuyển từ tiền tuyến miền Đông sang, Hitler vị nể họ vì ít có tư tường chủ bại.
Wilhehm Keitel
Quyền chỉ huy tối cao của Đức quân thường năm trong tay của OKW (Oberkommando de Wermacht ) lãnh đạo bởi thống chế Wilhehm Keitel . Dù quyền lực của OKW bị giới hạn bởi chứng hoang tưởng của Hitler song nó vẫn duy trì các chức năng quan trọng kể từ lúc nó hình thành chức vụ quan sát viên chiến trường Fuhrer , và tất cả các chỉ huy cấp dưới đều phải thông qua OKW trước khi gặp Hitler.
Gerd von Rundstedt
Cơ quan SHAEF có bản sao tương tự là OB West (Oberbefehlshaber West) lãnh đạo bởi thống chế Gerd von Rundstedt . Ông ta nắm quyền chỉ huy chiến tuyến phía Tây ngày 1/9/1944 sau khi diện kiến Hitler để đối phó với cuộc đổ bộ lên Normandy. Rundstedt là thống chế chiến trường cuối cùng của Đức chưa bị đánh bại với sự tín nhiệm vào hàng loạt chiến thắng choáng váng năm 1939-1940 của ông ta. Tuy nhiên quyền lực của ông ta vào tháng 9 1944 bị hạn chế bởi Hitler và OKW .Ông ta sau đó than phiền rằng mình chỉ ra lệnh được cho các lính gác tại trụ sở .Rundstedt sau đó được trở lại hành động như là biểu tượng của sự kiên định và truyền cảm hứng vững vàng cho quân đội sau thảm họa mùa hè.
Walter Model
Cụm tập đoàn quân B được chỉ huy bởi thống chế Walter Model , người nắm giữ toàn bộ chiến tuyến phía Tây cho tới khi OB West thành lập 1/9/1944. Dù cụm tập đoàn quân B chỉ huy hầu hết các lực lượng tại Loraine vào đầu tháng 9 , một sự tái cơ cấu vào ngày 8/9/1994 điều tập đoàn quân số 1 đến bên cụm tập đoàn quân G. Model là ái tướng của Hitler – một tướng trẻ, ngỗ ngược được biết đến như là người tháo vát – có thể bảo vệ vận mệnh của nước Đức trong trường hợp thất bại có thể nặng nề hơn bởi khả năng thiết kế các chiến dịch phản công.
Các Chỉ huy Đức quân
Johannes Blaskowitz
Cụm tập đoàn quân G, gần Nancy , là trung tâm phía sau đợt tấn công thiết giáp tại Lorraine. Cụm tập đoàn quân G vốn được tổ chức để phòng thủ miền Nam nước Pháp, đại tướng Johannes Blaskowitz là một chỉ huy Đức truyền thống, giống với Runstedt hơn là Model . Có gốc gác Đông Phổ và không tham gia chính trị, ông ta lãnh đạo tập đoàn quân số 8 từ tháng 10 năm 1940 và đã trải qua hầu hết các trận đánh trong cương vị chỉ tập tập đoàn quân số 1 khi xâm chiếm nước Pháp. Theo yêu cầu đặc biệt của Runstedt , Blaskowitz được bổ nhiệm chỉ huy tập đoàn quân G vào ngày 10/5/1944. Blaskowitz khẳng định danh tiếng như là một nhà tổ chức xuất sắc và một chỉ huy có năng lực , và việc rút quân gọn gàng của cụm tập đoàn quân G từ vịnh Biscay và khu vực miền nam nước Pháp về khu vực Nancy được công nhận rộng rãi là đã hiển nhiên chứng tỏ khả năng chuyên nghiệp của ông ta. Blaskowitz không được yêu thích tại OKW vì ko mấy nhiệt tình ủng hộ quốc xã và đặc biệt là lực lượng SS. Là người mộ đạo, ông ta phản đối sự tàn bạo của SS trong chiến dịch Ba Lan 1939, và tiếp tục gặp rắc rối đầu tháng tư 1944 khi chất vấn mệnh lệnh của Himmler yêu cầu thiết lập hàng rào phòng thủ phía sau khu vực của ông ta tại vùng Nancy-Belfort, ngoài vùng phụ trách của ông ta. Việc không quan tâm đến chính trị che chắn cho ông ta khỏi bị ảnh hưởng bởi vụ binh biến tháng 7, và ông ta dc giữ lại để hỗ trợ Rundstedt.
Otto von Knobelsdorff
Ngày 8/9/1994 , Cụm tập đoàn quân G bao gồm tập đoàn quân số 1 và số 19 , tập đoàn quân số 1 lãnh đạo bởi tướng thiết giáp Otto von Knobelsdorff , người vừa được cất nhắc sau đợt rút lui băng qua nước Pháp đầu mùa hè qua. Knobelsdorff đã chứng tỏ mình là một chỉ huy thiết giáp trong cố gắng ở Stalingrad. Ông ta dc đích thân Hitler lựa chọn vì sự dũng cãm và tinh thần lạc quan ko do dự. Các chỉ huy thâm niên cảm thấy ông ta có kỹ năng chiến thuật ko mấy ấn tượng, và ông ta thể hiện sự khuông phép quá khô cứng khi phục vụ ở mặt trận dữ đội phía Đông.
Friederick Weise
Tập đoàn quân số 19 dc lãnh đạo bởi tướng Friederick Weise, người vốn là sĩ quan bộ binh trong thế chiến I , sau đó phục vụ trong ngành cảnh sát dưới thời công hòa Weimar , trở lại quân đội vào năm 1935. Weise thăng tiến khi chỉ huy sư đòan trong mùa thu 1942 và quân đoàn một năm sau đó. Ông ta dc chỉ định chỉ huy tập đoàn quân ở Pháp vào tháng 7/1944 và việc thực hiện tổ chức rút lui từ miền nam nước Pháp đã làm cho ông ta quen thuộc với kiểu chiến trận khác biệt ở mặt trận phía Tây. Ông ta là một chỉ huy không nổi bật lắm nhưng có năng lực.
Hasso van Manteuffel
Vị trí huy chiến thuật nổi bật nhất trong trận chiến ở Loraine trong 9/1944 là tướng thiết giáp Hasso van Manteuffel, cũng là một sĩ quan trẻ ngỗ ngược, dũng cảm và các kỹ năng chiến thuật đã thu hút sự chú ý của Hitler. Manteuffel đã phục vụ như là sĩ quan kị binh trong WWI, phục vụ cả trong trận Verdun. Ông ta phục vụ với cấp bậc thấp là sĩ quan kị binh trong quân đội sau cuộc chiến rồi chuyển qua thiết giáp 1934. Ông ta chỉ huy tiểu đoàn bộ binh trong sư đoàn thiết giáp 47 của Rommel tại Pháp năm 1940 và nắm quyền chỉ huy trung đoàn tháng 10/1941 , trong cuộc chiến với Liên Xô. Ông ta dc thưởng huy chương Hiệp sĩ vì tấn công bao vây cứ điểm trong trận chiến Moscow 11/1941. Manteuffel từng chỉ huy một lữ đoàn trong chiến dịch tại Bắc phi khi vẫn đeo lon đại tá trong sư đoàn tăng cường ở Tunisia (tướng von Arnim nhận xét ông ta là sư đoàn trưởng giỏi nhất của mình ở Tunisia ). Hitler đích thân chỉ định ông ta làm chỉ huy trưởng sư đoàn thiết giáp số 7 vào tháng 7/1943 và sau đó chuyển ông ta sang chỉ huy sư đoàn thiết giáp đặc biệt Grossdeuscthland (*) sau năm ông ta nhận huy chương Chữ thập hiệp sĩ với biểu tượng lá sồi . Danh tiếng trên chiến trường và mối liên hệ với Hitler cho phép ông ta thăng tiến vững vàng , và vào 1/9/1944 trở thành chỉ huy thân tín của Hitler , dc lệnh nắm quyền chỉ huy tập đoàn quân thiết giáp số 5 , nhảy cấp vượt bậc một cách bất thường ko cần phải trải chỉ huy cấp quân đoàn. Manteuffel ko dc huấn luyện và có kinh nghiệm ở vị trí này, và sẽ sớm chuốc lấy họa khi triển khai vụng về tập đoàn quân thiết giáp số 5 trong khu vực của TĐ quân số 1 và 19.
Chỉ huy quân đoàn thiết giáp 47, tướng thiết giáp Hernrich Freiyherr von Luttwitz
(*) chú thích : Grossdeuscthland Divison là các sư đoàn đặc biệt tinh nhuệ của Đức ,thậm chí cao cấp hơn các lực lượng SS, họ luôn dc ưu ái đầu tiên về trang bị hậu cần đạn dược trước các đơn vị khác.

Posted in Uncategorized | Leave a comment

NHỮNG CHIẾN TƯỚNG NỔI TIẾNG CỦA HITLERTrong thế chiến II quân Đức cũng có nhiều tướng lĩnh rất giỏi. Họ ít được nhắc đến bởi do quân Đức là bên thua trận và chủ nghĩa phát xít Đức bị tẩy chay trên toàn thế giới. Nhưng sẽ là thiếu khách quan trong việc đánh giá lịch sử nếu không nhắc đến họ – những người đã đem lại những trận đánh kinh điển, được đánh giá là nhuần nhuyễn hơn cả trong binh thư và gây thiệt hại nặng nề cho quân Đồng minh và Liên Xô.1. Thống chế Erich von MansteinErich von Manstein (1887 – 1973) là chỉ huy cấp cao của quân đội Đức trong thế chiến II, do đạt được nhiều chiến công nên ông được thăng chức Thống chế vào tháng 7/1942. Theo chiến lược gia quân sự nổi tiếng người Anh – B. H. Liddell Hart thì “Manstein là vị tướng giỏi nhất của Đức Quốc xã.”, còn giới sỹ quan và binh sĩ Đức luôn ca ngợi ông là “Tướng quân bất bại”!Sự nghiệp và tài năng quân sự của Thống chế Erich von Manstein được biết đến khi ông là tác giả chính của kế hoạch và phương án đánh mặt trận phía Tây Âu vào năm 1940 của quân đội Đức. Đây là một kế hoạch rất táo bạo và đầy mạo hiểm của tướng Manstein nhưng được Hitler chấp nhận và thông qua. Theo kế hoạch này của Manstein thì quân đội Đức sẽ lấy mũi tấn công vào phía bắc nước Pháp và Hà Lan để làm đòn nghi binh và mồi nhử phía Đồng minh tập trung dồn quân về đây; còn hướng tấn công chính của quân lực Đức lại là bất ngờ dùng lượng lớn xe tăng, thiết giáp để đánh xuyên qua vùng rừng núi rậm rạp, hiểm trở ở Ardennes (Pháp) – nơi mà quân Đồng Minh luôn chủ quan cho rằng là bất khả thi đối với việc di chuyển của xe tăng và cơ giới Đức – rồi sau đó đánh thọc sâu vào nước Pháp và vòng lên hướng bắc về eo biển Anh để chia cắt, cô lập, hợp vây các cánh quân chủ lực của Anh-Pháp đang tập trung đông đảo tại Bỉ và vùng Flanders. Kết quả, kế hoạch của Manstein đã làm cho việc đánh mặt trận phía Tây Âu của quân Đức kết thúc thắng lợi nhanh chóng và giòn giã với ít tổn thất nhất. Sau trận này, Manstein được thăng hàm Thượng tướng Bộ binh và Huân chương Thập tự Hiệp sĩ.Thống chế Erich von Manstein còn được coi là kẻ thù nguy hiểm của Liên Xô chỉ sau Hitler vì những thiệt hại quân sự hết sức nặng nề và kinh hoàng của quân Liên Xô do ông gây ra. Tướng quân Liên Xô – Nikolai F. Vatutin nhận xét: “Manstein… là một kẻ thù gian manh, mưu trí, hung hãn và nguy hiểm. Trận đánh tiếp theo sẽ rất dữ dội…”. Rất nhiều hồi ký của các tướng lĩnh Liên Xô như của Nguyên soái Zhukov được viết sau chiến tranh thế giới II đều đánh giá cao Manstein tuy không nhắc cụ thể đến tên ông. Sau chiến thắng vang dội ở Tây Âu, Manstein tiếp tục được tín nhiệm giao cho chỉ huy các chiến dịch quan trọng của Đức ở mặt trận phía Đông Âu, cụ thể:- Trong cuộc tiến công Liên Xô năm 1941, chỉ trong vòng 100 giờ đồng hồ, quân đoàn do Manstein chỉ huy đã thọc sâu 315 km vào phòng tuyến Liên Xô đến tận sông Dvina. Tiếp theo đó, dù bị dàn mỏng và tách rời khỏi các đơn vị bạn trong Cụm Tập đoàn quân Bắc ở sau lưng, lực lượng của ông đã đập tan nhiều đợt phản kích dữ dội của Hồng quân Liên Xô.- Trong chiến dịch chiếm bán đảo Krym và thành phố cảng Sevastopol chiến lược của Liên Xô, quân của Manstein đã bao vây Sevastopol dữ dội và đánh thiệt hại nặng nề quân Liên Xô ở đây với hàng trăm nghìn quân Liên Xô bị thương vong, cùng hàng ngàn vũ khí, đại bác, xe tăng bị phá hủy và tịch thu. Thành phố Sevastopol thất thủ và cả một vùng đất rộng lớn có tính chiến lược sống còn của Liên Xô đã bị rơi vào tay quân Đức. – Trong trận vây hãm thành phố Leningrad nằm ở phía bắc của Liên Xô, Manstein đã bao vây, cô lập thành phố này trong suốt một thời gian dài khiến cho nhiều nỗ lực giải vây của quân đội Liên Xô bất thành và bị thiệt hại nặng, chỉ đến tháng 01/1944 thành phố Leningrad mới được giải phóng nhưng lúc này Manstein cũng không còn nắm quyền chỉ huy ở đây. – Trong chiến dịch giải vây cho Tập đoàn quân số 6 của Đức (do thống chế von Paulus chỉ huy) đang bị mắc kẹt và thiệt hại lớn tại thành phố Stalingrad vào tháng 12/1942, quân do Manstein chỉ huy đã nhanh chóng đột phá các phòng tuyến dày đặc của Liên Xô, gây cho Hồng quân Liên Xô nhiều choáng váng và tổn thất; có lúc quân giải vây của Manstein chỉ còn cách quân Đức ở Stalingrad có 30km, quân Đức ở Stalingrad có thể nhìn thấy pháo sáng do quân bạn đến cứu bắn lên. Lúc này, Manstein đề nghị Hitler và Paulus cho Tập đoàn quân số 6 đang bị vây hãm mở một con đường máu từ trong đánh ra để phối hợp với quân giải cứu nhưng Hitler đã thẳng thừng từ chối và ra lệnh cho Tập đoàn quân số 6 này phải trụ lại trong thành phố. Mệnh lệnh điên rồ này của Hitler đã khiến cho nỗ lực giải cứu trở nên khó khăn khi quân Liên Xô đã tổ chức lại lực lượng và tấn công mạnh vào bên mạn sườn của quân Manstein khiến Manstein buộc phải lui về phòng thủ và không thể tiếp tục tiến đến Stalingrad được nữa. Sau này, nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng nếu Tập đoàn quân số 6 của Paulus mà từ trong đánh ra như theo đề nghị của Manstein thì binh đoàn Đức này sẽ được cứu thoát. Thảm bại của quân Đức tại Stalingrad được đánh giá là bước ngoặt quan trọng cho các bên trong chiến tranh thế giới II. – Trong chiến dịch Donets tái chiếm thành phố Kharkop của Liên Xô, vào tháng 2 và tháng 3 năm 1943 Manstein đã giáng một đòn “hồi mã thương” kinh điển vào Kharkov, không chỉ cứu toàn bộ mặt trận quân Đức ở đây khỏi nguy cơ tan vỡ mà chiến dịch do Manstein chỉ huy còn đánh tan nát tận 52 sư đoàn Liên Xô và giành lại được một vùng lãnh thổ rộng lớn cho quân Đức. Ngược lại, Hồng quân Liên Xô chịu thiệt hại nặng nề với khoảng 46.000 quân tử trận và 14.000 bị bắt làm tù binh. Quân Đức cũng tịch thu 600 xe tăng cùng 1.200 khẩu pháo làm chiến lợi phẩm. Vì chiến công vang dội này, Manstein được Hitler tưởng thưởng Lá sồi gắn vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của ông- Tiếp theo đó, Thống chế Manstein nắm quyền chỉ huy cánh quân phía nam đánh trận Vòng cung Kursk nổi tiếng với Liên Xô (tháng 7 – tháng 8 năm 1943). Cánh quân do ông nắm quyền chỉ huy là một trong những cánh quân ít ỏi của Đức có được những kết quả khả quan trong trận này. Trong hồi ký của Nguyên soái Liên Xô – Zhukov có nhắc nhiều đến cánh quân này của ông với lòng nể phục. Về quan điểm cá nhân, Manstein đánh giá trận Kursk là một thắng lợi của Đức, tuy nhiên chiến dịch này chấm dứt ngày 13 tháng 7 khi Hitler ra lệnh ngừng tấn công khu vực Kursk. Manstein phản đối và cho rằng ông còn nhiều quân dự bị chưa tham chiến, trong khi lực lượng dự bị Liên Xô đã khánh kiệt. Tuy nhiên, Hitler dứt khoát hủy bỏ cuộc tấn công. Mặc dù Hồng quân chịu thiệt hại nặng nề nhưng các sử gia quân sự vẫn bác bỏ khả năng quân Đức thắng lợi nếu chiến dịch được kéo dài sau ngày 13/7.- Trong trận chiến tại sông Dnieper vào năm 1943, tại đây, Manstein cho xây dựng một hệ thống phòng tuyến dọc theo sông Dnieper, nhưng Hitler ngăn cấm Manstein triệt binh và ép ông phải giữ Kharkov. Ở trận chiến này, chỉ trong hai tháng 7 và 8, Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại tới hơn 1,6 triệu người, 1 vạn xe tăng và pháo tự hành, cùng với 4.200 phi cơ. Tổn thất của quân Đức do Manstein chỉ huy có phần nhẹ hơn, nhưng có tác hại rất lớn đến nỗ lực chiến tranh của Đức, do Đức không còn đủ nhân lực và tài lực mà bù đắp.Cũng tại chiến dịch sông Dnieper, trong cuộc yết kiến Hitler ngày 04/11/1944, Manstein cho rằng phòng tuyến Dnieper không thể trụ được lâu và quân Đức cần rút lui để bảo toàn lực lượng. Đồng thời, ông một lần nữa đề nghị Hitler thay đổi cơ cấu chỉ huy tối cao hầu mở rộng quyền quyền điều hành tác chiến cho các tướng. Cả hai đề xuất này đều bị gạt phắt vì Hitler luôn tin mình đủ sức một mình điều khiển chiến lược tổng thể của Đức trong chiến tranh. Nhưng bước sang đầu tháng 3/1944, quân đội Liên Xô đã đánh bật quân Đức ra xa sông Dnieper. Ngày 19/3/1944, Hitler ra chỉ thị yêu cầu kể từ lúc đó trở đi, quân tướng phải bám giữ mọi cứ mọi cứ điểm cho đến người cuối cùng. Sau khi Hồng quân Liên Xô hình thành bao vây Tập đoàn Thiết giáp số 1 của Đức vào ngày 21/3/1944, Manstein vội bay tới tổng hành dinh của Hitler nhằm thuyết phục ông ta thay đổi ý định. Hitler cuối cùng cũng chấp nhận cho rút lui. Nhưng đến ngày 30/3/1944, do sức khỏe của Thống chế Manstein không được tốt sau nhiều năm chiến đấu liên tục và một phần do những bất đồng của ông với Hitler đã dẫn đến việc ông bị Hitler cho về vườn và giao Cụm Tập đoàn quân Nam của ông cho Thống chế Walter Model chỉ huy.Sau khi rời quân đội, Thống chế Manstein về sống ở tư gia ở Liegnitz và ông bị quân Anh bắt khi kết thúc chiến tranh.Dưới sức ép mạnh mẽ của Liên Xô, năm 1948 phiên tòa sau chiến tranh buộc phải tuyên án ông bị 18 năm tù giam mặc dù Manstein được khắc họa là một quân nhân chân chính chỉ làm theo nghĩa vụ của một quân nhân, đã anh dũng chiến đấu chống kẻ thù có quân số áp đảo, và bị xử án oan ức. Tuy nhiên, ông được trả tự do ngày 07/5/1953 và sau khi ra tù, Manstein nhận lời mời làm cố vấn cho Bộ Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức vào các năm 1955 – 1956. Quyền hồi ký về chiến tranh của ông, cuốn Verlorene Siege (tạm dịch: “Chiến thắng bị đánh mất”), được xuất bản lần đầu năm 1955, trong đó, Manstein đã đưa ra luận điểm rằng nếu các tướng lĩnh của Đức phụ trách về mặt chiến lược chứ không phải là Hitler thì cuộc chiến tại Liên Xô đã có thể giành được chiến thắng.Thống chế Erich von Manstein qua đời trong một cơn đột quỵ tại Irschenhausen, bang Bayern vào đêm ngày 9/6/1973, hưởng thọ 85 tuổi. Tang lễ ông được tổ chức trọng thể theo nghi thức quân đội, và hàng trăm quân nhân ở mọi cấp bậc đã tham dự lễ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Lời cáo phó của ông được đăng trên nhật báo Anh – The Times ngày 13/6/1973 như sau “Ảnh hưởng và tác động của ông đến từ sức mạnh của tâm thức và chiều sâu của tri thức, hơn là phát sinh từ khả năng tạo nên một luồng nhiệt điện trong quân đội hoặc gây ấn tượng về tính cách của mình.”. Tạp chí Spiegel của Đức cũng khen ngợi Manstein là “một trong những nhà chiến lược vĩ đại cuối cùng trong quân sử”, nhưng phê phán ông vì “lòng trung thành mù quáng” mà “tiếp tay cho con đường đi đến thảm họa” của nước Đức.2. Đại tướng Heinz GuderianHeinz Wilhelm Guderian (1888 – 1954) là Đại tướng chỉ huy lực lượng xe Tăng – Thiết giáp thuộc Lục quân Đức trong thế chiến II. Ông cũng được xem là “cha đẻ” của huyền thoại Binh chủng Tăng – Thiết giáp Đức và học thuyết “Chiến tranh chớp nhoáng”. Theo học thuyết này thì các binh đoàn thiết giáp – cơ giới được tập trung để xuyên phá phòng tuyến rồi vây, diệt đối phương dưới sự yểm trợ tối đa của không quân. Vận dụng học thuyết ấy vào thực tiễn, Guderian lần lượt chỉ huy Quân đoàn Thiết giáp XIX (1939-1940) và Tập đoàn Thiết giáp số 2 (1941) trong thế chiến II, lập nên nhiều thắng lợi ngoạn mục trong các cuộc chinh phục Ba Lan (1939), Pháp (1940) và dồn ép Hồng quân Liên Xô về sát thủ đô Moskva trong chiến dịch tấn công Liên Xô (1941). Ông được thuộc cấp và binh lính đặt biệt hiệu là “Heinz Mau lẹ” (Schneller Heinz) vì khả năng tiến quân thần tốc của mình.Sau khi quân Đức không chiếm được Moskva, Liên Xô (1941), Guderian do làm trái lệnh Hitler nên bị miễn nhiệm và không được cất nhắc trong hơn 1 năm sau đó. Tháng 3/1943, Hitler triệu hồi Guderian làm Tổng thanh tra Binh chủng Tăng-Thiết giáp để góp phần khôi phục, chấn chỉnh lại quân đội Đức sau hàng loạt thất bại trên chiến trường. Ông còn được kiêm nhiệm chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng tư lệnh Lục quân Đức từ tháng 7/1944. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng Guderian vẫn không thể chuyển bại thành thắng cho quân đội mình. Bên cạnh đó, Guderian cũng là một con người cứng rắn và ngay thẳng khi ông luôn đưa ra các ý kiến không đồng tình với những quyết sách quân sự sai lầm của Hitler mà không hề sợ sệt Hitler như nhiều tướng lĩnh quân đội Đức khác, vì vậy, ông bị sa thải lần thứ hai (và cũng là lần cuối cùng) vào tháng 3/1945.Sau khi chiến tranh kết thúc, tướng Guderian bị quân Mỹ giam cầm từ năm 1945 đến năm 1948, rồi sống tại Tây Đức cho tới khi mất. Cuốn hồi ký “Hồi ức của một quân nhân” của ông đạt được tiếng vang tại Mỹ và thế giới. *Trận đánh Ba LanTrong chiến dịch tấn công Ba Lan, Guderian chỉ huy binh đoàn Thiết giáp XIX và đóng vai trò mũi nhọn xung kích. Nhiệm vụ đầu tiên mà Guderian đảm nhận là đánh chiếm “Hành lang Ba Lan” – một dải đất Ba Lan nằm chia cắt tỉnh Đông Phổ khỏi phần còn lại của nước Đức. Dưới sự chỉ huy của ông, Quân đoàn Thiết giáp XIX đã nhanh chóng đập tan “Hành lang Ba Lan” được bảo vệ kiên cố chỉ trong 3 ngày và hàn gắn lại Đông Phổ vào bản đồ Đức. Tuy giành chiến thắng to lớn nhưng quân Đức chỉ bị thiệt hại 850 người. Số liệu nhỏ nhoi này đã làm cho Hitler kinh ngạc khi ông ta đến thăm Guderian vào ngày 5/9, khi quân Đức vừa chiếm xong “Hành lang Ba Lan”. Theo hồi ký “Hồi ức của một quân nhân” của Guderian, Hitler kể với ông rằng hồi Hitler làm lính Trung đoàn List trong Chiến tranh thế giới I, trung đoàn đó từng hao tổn 2000 quân binh chỉ trong ngày đầu của 1 trận đánh. Nghe xong Guderian khẳng định “sự hữu dụng của xe tăng ta” là nguyên nhân chính yếu khiến “quân ta chỉ bị thương vong thấp trong trận đánh với một kẻ thù kiên cường và dũng cảm như vậy”, và “xe tăng là thứ khí tài giúp tiết kiệm sinh mạng chiến sĩ. Niềm tin của bộ đội vào trang bị thiết giáp của họ đã được nâng lên rất nhiều bởi chiến thắng trên tuyến Hành lang [Ba Lan]”.Sau thắng lợi đó, quân của Guderian được lệnh tiếp tục đánh sâu vào nội địa Ba Lan, tiêu diệt cụm quân đối phương đóng chốt kiên cố tại Witzna trong các trận đánh dữ dội từ ngày 7 đến ngày 10/9/1939. Trong những ngày kế tiếp, ông dẫn quân đoàn thọc sâu tới Brześć Litewski nhằm bọc sườn Warszawa từ hướng đông và chặt Ba Lan làm đôi. Quân Guderian đã đập tan mọi đơn vị Ba Lan nằm ngáng bước tiến của mình. Ở một số nơi quân Ba Lan kháng cự rất dữ dội, nhưng cũng không thể kìm hãm đà tiến quân thần tốc của quân Đức. Có lúc Guderian đã suýt nữa bắt sống được Bộ Tư lệnh Tối cao Ba Lan. Ngày 14/9/1939, quân đoàn ông xuyên thủng các công sự của quân Ba Lan tại Brześć Litewski và chiếm thành phố lớn này chỉ 3 ngày sau đó. Sau khi Ba Lan đầu hàng, Guderian về nước và trở thành một trong 25 sỹ quan được trao thưởng Huân chương Thập tự Hiệp sĩ vào ngày 27/10/1939. Phần thưởng này làm ông rất tâm đắc vì là “thành quả của cuộc đấu tranh để xây dựng binh chủng thiết giáp hiện đại của tôi”.*Tấn công mặt trận phía Tây Âu năm 1940Ngày 10/5/1940, quân Đức tấn công mặt trận phía Tây Âu, Guderian đề ra chủ trương “Trong ba ngày đến sông Meuse, ngày thứ tư vượt sông Meuse” và Binh đoàn Thiết giáp XIX của ông đã xuất sắc đạt được mục tiêu này một cách nhanh chóng. Tiếp đó, Guderian thúc quân thọc sâu vào vùng đồi núi Pháp nhằm không cho đối phương có thời gian chỉnh đốn hàng ngũ. Binh đoàn ông đã đột phá ra đồng bằng và hội quân với Sư đoàn Thiết giáp số 6 của Thiếu tướng Werner Kempf tại Montcornet ngày 16/5. Guderian và Kempf nhất trí tiếp tục truy kích theo hướng tây bắc. Nhưng vào ngày 17/5, tướng Kleist – cấp trên ra lệnh cho Guderian tạm ngừng tiến quân khiến Guderian phản đối dữ dội lệnh này của Kleist, Guderian vùng vằng đệ đơn xin Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A cho ông từ chức. Tư lệnh Rundstedt đã bác đơn này và Kleist buộc phải để Guderian tiếp tục tiến công.Ngày 20/5/1940, quân đoàn Guderian trở thành đạo quân Đức đầu tiên tiếp cận và uy hiếp eo biển Anh. Quân đoàn tham gia vây đánh Dunkerque trong một thời gian ngắn, sau đó được rút khỏi tiền tuyến để chỉnh đốn lực lượng chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2 của cuộc thôn tính nước Pháp.Tại giai đoạn 2 của cuộc chiến, bằng một cuộc hành binh thần tốc, cụm thiết giáp của ông đã thọc sâu qua miền Nam Pháp và trở thành đội quân Đức đầu tiên đến được biên giới Pháp-Thụy Sĩ vào ngày 17/6. Trong một ngày trước đó, ông cho 2 sư đoàn thiết giáp rẽ lên mạn đông bắc, nhằm hiệp lực cùng Tập đoàn quân số 7 để bao vây đạo quân trấn thủ phòng tuyến Maginot và 3 tập đoàn quân Pháp khác. Trận hợp vây quy mô lớn này khép lại vào ngày 22 tháng 6, khi hơn 40 vạn quân Pháp buông súng đầu hàng. Sau thắng lợi giòn giã ở mặt trận phía Tây Âu, Guderian được thụ phong tiếp lên cấp hàm Đại tướng quân. *Chiến dịch tấn công Liên Xô 22/6/1941 (còn được gọi là Barbarossa)Trong chiến dịch này, binh đoàn thiết giáp của Đại tướng Guderian được cải biên, nâng cấp thành Cụm Thiết giáp số 2; Và cùng với Cụm Thiết giáp số 3 do Đại tướng Hermann Hoth chỉ huy, Cụm Thiết giáp số 2 của Guderian đảm nhận vai trò mũi xung kích đi đầu của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Fedor von Bock chỉ huy. Cánh quân có nhiệm vụ đánh chiếm thủ đô Moskva. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1941, cùng với các đơn vị khác, đoàn quân thiết giáp của Guderian đã lập nên nhiều thắng lợi lớn trong các trận hợp vây tại Białystok-Minsk (nơi quân Đức tuyên bố bắt được khoảng 290.000 – 324.000 tù binh, phá hủy hoặc thu giữ 3.332 xe tăng cùng 1.809 máy bay Liên Xô), Smolensk (nơi quân Đức bắt 310.000 tù binh, phát hủy hoặc thu giữ 3.205 xe tăng cùng 3.120 đại bác) và Gomel (nơi 84.000 quân Liên Xô bị bắt, 144 xe tăng và 848 khẩu pháo Liên Xô bị thu giữ hoặc phá hủy). Ngày 17/7/1941, Guderian trở thành quân nhân thứ 24 của quân đội Đức được Hitler trao tặng Lá sồi đính kèm vào Huân chương Thập tự Hiệp sĩ. Hạ tuần tháng 8/1941, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã chiếm được hơn 805 km lãnh thổ Nga và chỉ còn cách Moskva 298 km. Trong lúc Guderian đang sẵn sàng đánh dứt điểm Moskva, Hitler lại ra lệnh dời trọng tâm chiến dịch sang hướng Leningrad và Ukraina. Ông ta phát lệnh cho Cụm Thiết giáp số 2 tiến xuống hướng nam vào các ngày 22 và 23/8/1941 nhằm hiệp lực cùng Cụm Thiết giáp số 1 – Cụm Tập đoàn quân Nam vây diệt một lực lượng lớn của Hồng quân Liên Xô quanh Kiev. Guderian cực lực phản đối quyết định này vì nó làm trì hoãn cuộc hành quân đánh Moskva và khiến quân Đức mất cơ hội chiếm thủ đô Nga trước mùa đông. Nhưng cuối cùng ông vẫn phải chấp hành mệnh lệnh. Ngày 15/9/1941, sau khi thọc sâu 320km về phía nam, quân của Guderian hội quân với Cụm Thiết giáp 1 và siết chặt “cái túi” bao vây 4 tập đoàn quân Liên Xô. Trận chiến Kiev kết thúc vào cuối tháng 9/1941 với thắng lợi vang dội của quân Đức, họ đã loại khỏi vòng chiến 660.000 quân Liên Xô cùng 3.700 đại bác và 880 xe tăng. Hitler hồ hởi khoe “Đây là chiến công lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử chiến tranh thế giới”. Sau khi lấy được Kiev, Hitler lệnh cho Guderian tiếp tục lại tấn công theo hướng Moskva. Ngày 30/9/1941, Thống chế Bock phát động chiến dịch thôn tính Moskva, mật danh là “Bão táp” (Typhoon). Đại tướng Guderian được giao nhiệm vụ tiến chiếm thành phố Tula cách Moskva 161 km về hướng nam. Thoạt đầu Cụm Thiết giáp số 2 (được đổi tên thành Tập đoàn Thiết giáp số 2 vào ngày 5/10) cùng các đơn vị đạt được chiến thắng vang dội trong trận hợp vây 80 sư đoàn Liên Xô tại Vyazma-Bryansk, bắt được 663.000 lính Hồng quân cùng 1.242 xe tăng và 5.412 đại bác. Nhưng từ giữa tháng 10/1941, sức tiến công của quân Guderian dần dần suy yếu do bị thiếu hụt tiếp tế, cộng thêm sự kháng cự mãnh liệt của quân dân Liên Xô và điều kiện thời tiết thời tiết khắc nghiệt của mùa đông ở Liên Xô. Quân tiên phong của Guderian đã áp sát vùng ngoại vi Tula ở cự ly 4km vào ngày 29/10/1941, nhưng không thể đánh chiếm thành phố bằng một cuộc đột kích. Quân của Guderian phải đổi sang thế phòng ngự tạm thời xung quanh Tula và chặn đứng nhiều đợt phản kích mạnh của quân Liên Xô. Ngày 18/11/1941, Guderian dồn hết lực lượng tiến công Tula một lần cuối. Quân Đức đi vòng qua hướng nam thành phố và đánh bật quân Liên Xô tới tận sông Đông. Ngày 2/12/1941, quân của Guderian đã hình thành được thế bao vây Tula, nhưng sự thiếu hụt nhiên liệu, đạn dược, trang phục chống lạnh,… của họ cùng với thời tiết băng giá và các cuộc phản kích mãnh liệt của quân Liên Xô đã khiến vòng vây tan vỡ vào ngày 4/12. Thấy tướng sĩ sức tàn lực kiệt, Guderian chủ động cho Tập đoàn Thiết giáp số 2 chuyển hẳn sang thế thủ và rút dần quân khỏi các vị trí hiểm yếu quanh Tula trong các ngày 4 và 5/12. Không lâu sau đó, ngày 6/12/1941, Hồng quân Liên Xô phát động phản công trên toàn mặt trận. Thực hiện chiến thuật phòng ngự mềm dẻo, Guderian cho toàn bộ lực lượng vừa đánh vừa lui từ khu vực Tula về các sông Susha-Ola. Hitler không chấp nhận chiến thuật này và bắt Guderian “bắt họ không được nhượng một thước đất nào cho “bọn Nga”. Ngày 17/12/1941, Guderian bay đến tổng hành dinh của Hitler ở Rastenburg nhằm thuyết phục Hitler cho triệt binh, nhưng bị từ chối. Guderian trở lại mặt trận và tiếp tục rút quân mà không cần đếm xỉa với mọi mệnh lệnh của cấp trên. Sau nhiều cuộc xung đột gay gắt giữa Guderian với Thống chế Günther von Kluge (tân Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm), Hitler bãi nhiệm Guderian theo yêu cầu của Kluge vào ngày 26/12/1941. Đại tướng Guderian nhường chức Tư lệnh Tập đoàn Thiết giáp 2 cho Thượng tướng Thiết giáp Rudolf Schmundt và lui về sống cùng vợ ở Reichsgau Wartheland….Sau khi chiến tranh kết thúc, tướng Guderian bị quân Mỹ giam cầm từ năm 1945 đến năm 1948, rồi sống tại Tây Đức cho tới khi mất. Cuốn hồi ký “Hồi ức của một quân nhân” của ông đạt được tiếng vang tại Mỹ và thế giới. 3. Thống chế Erwin RommelErwin Johannes Eugen Rommel (1891 – 1944) là một trong những vị Thống chế được Hitler yêu mến nhất và nổi tiếng của quân đội Đức trong thế chiến II. Ông được đánh giá là có nhiều mưu mẹo trong tác chiến và có lòng quả cảm. Nhưng sự nghiệp nhà binh của ông chỉ bắt đầu sáng sủa khi ông được giao là chỉ huy Tiểu đoàn Bảo vệ Quốc trưởng để bảo vệ an ninh cho Hitler nên có nhiều cơ hội gần gũi với Quốc trưởng. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Xe Tăng trong các cuộc Tấn công” (tiếng Đức: Panzer greift an) nổi tiếng thời đó. Sau khi không được tham gia trực tiếp chỉ huy đơn vị nào trong các cuộc thôn tính trước đó của Hitler, khoảng đầu năm 1940, Rommel đến xin phép Hitler để cho ông được chỉ huy một sư đoàn tăng thiết giáp mặc dù trước đó Rommel không hề có kinh nghiệm trong việc chỉ huy loại hình quân này. Vốn thân cận và quý mến Rommel nên Hitler đồng ý cho ông được chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 7 sẽ được tham gia trong cuộc tấn công nước Pháp sắp tới. Việc bổ nhiệm đột ngột và bất ngờ này của Quốc trưởng Hitler đã gây ra sự nghi kỵ và tranh luận dữ dội trong hàng ngũ sỹ quan quân đội Đức vì họ cho rằng Rommel không có bất cứ kinh nghiệm vào trong việc chỉ huy tăng thiết giáp và họ đề nghị cho Rommel chỉ huy một sư đoàn bộ binh chuyên đánh vùng núi khi đó còn thiếu chỉ huy. Thế nhưng, Rommel đã không làm Hitler thất vọng và chứng tỏ cho mọi người thấy Hitler có con mắt nhìn người tinh tường như thế nào qua việc chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 7 thắng trận giòn giã ngay trong trận tấn công nước Pháp năm 1940 đầu tiên.*Sư đoàn Ma của RommelTrong chiến dịch tấn công nước Pháp, Sư đoàn thiết giáp số 7 của Rommel là đơn vị đầu tiên vượt sông Meuse tại Dinant và đánh tan Tập đoàn quân số 2 và Tập đoàn quân số 9 của Pháp đang phòng thủ trong có 24 tiếng đồng hồ, sau đó quân của Rommel ào ạt tấn công như đi vào chỗ không người, hành quân cả ngày lẫn đêm không đợi nghỉ ngơi, chỉ trong 1 ngày quân của Rommel đã tiến được 48 km. Rommel tiến quân nhanh chóng đến nỗi liên lạc giữa ông ta với cấp trên là tướng Hermann Hoth và tổng hành dinh đã bị gián đoạn, không biết quân ông ta ở đâu nên được gọi là “Sư đoàn Ma”. Rommel luôn phớt lờ các mệnh lệnh và không cho quân Pháp có thời gian thiết lập một tuyến phòng thủ mới, ông ta tiếp tục theo hướng tây bắc tiến về Avesnes-sur-Helpe, ngay phía trước các sư đoàn Panzer số 1 và số 2. Sáng ngày 15/5, các đơn vị còn lại của Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 1 Pháp, đã được nghỉ ngơi sau khi mất gần 16 xe tăng tại Bỉ, đã bị Rommel tấn công khi đoàn xe tăng Pháp còn đang xếp hàng chờ nhận nhiên liệu. Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 1 Pháp phải rút lui mà chỉ còn lại có 36 xe tăng, sau đó thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Rommel đã tiếp tục thúc quân về phía tây, đánh tan Sư đoàn Bộ binh 18 và 22 Pháp, cô lập Sư đoàn Bộ binh Bắc Phi 4 tại Philippeville. Mờ sáng hôm sau, ngày 16/5, Sư đoàn của Rommel đến Avesnes và gặp may khi bắt gặp Sư đoàn Cơ giới số 5 của Pháp đã dựng trại nghỉ đêm ngay trên đường tiến quân của ông, và để các xe cộ xếp hàng ngăn nắp dọc theo lề đường còn binh sĩ vẫn đang ngủ say. Nhân cơ hội này, xe tăng của Rommel liền xông thẳng vào xóa sổ chúng. Trong trận này, Sư đoàn thiết giáp 7 do Rommel chỉ huy lập công đầu khi đánh tan Tập đoàn quân số 9 của Pháp, mở thông đường qua tuyến Sambre-Oise tại Landrecies mà phía Pháp muốn giữ bằng mọi giá, khiến quân đội Pháp “tan vỡ theo đà chạy trốn; bị giày xéo dễ dàng trong giấc ngủ của họ”. Đến ngày 17/5, Rommel tuyên bố đã bắt được 10.000 tù binh mà chỉ mất có 36 quân. Thượng tướng Guderian rất vui mừng trước đà tiến quân nhanh chóng này của Rommel và thúc các cánh quân phải tiếp tục tiến thật nhanh về eo biển cho đến khi cạn kiệt nhiên liệu. Vào sáng ngày 19/5, Rommel chỉ giả vờ tấn công vào Cambrai đã lấy được thành phố thật. Đến tối ngày 20/5, xe tăng của Guderian và Rommel đã ra đến bờ biển, điều mà Lục quân Đức đã không thể làm được trong suốt 4 năm thế chiến I nhưng bây giờ họ đã làm được việc này chỉ trong vòng có 11 ngày tấn công. *Cáo sa mạc RommelSau khi lập công cùng với quân đội Đức chiến thắng ở mặt trận phía Tây Âu, Rommel tiếp tục được Hitler tín nhiệm cho chỉ huy Quân đoàn châu Phi (Deutsches Afrikakorps). Quân đoàn này được gửi đến Lybia đầu năm 1941 trong chiến dịch Sonnenblume để hộ trợ quân Ý đang mất tinh thần vì những thiệt hại do liên quân Thịnh Vượng chung gây ra trong chiến dịch Compass. Ở Châu phi, Rommel giành được danh tiếng cao nhất của mình trong lĩnh vực quân sự đến nỗi được gọi là “Cáo sa mạc”. Cụ thể:- Ngày 24/3/1941, Rommel mở một đợt tấn công nhỏ với Sư đoàn Tia chớp số 5 và 2 sư đoàn bộ binh Ý hỗ trợ. Đợt tấn công này là một đợt nhỏ trước khi quân Rommel được tăng cường thêm bởi Sư đoàn Thiết giáp số 15 vào tháng 5. Quân Anh, vốn đã bị suy yếu vì phải chia quân gửi sang tham chiến tại mặt trận Hy lạp, lùi về Mersa el Brega để bắt đầu xây dựng phòng tuyến. Rommel quyết định tiếp tục tấn công một lần nữa để ngăn chặn quân Anh củng cổ phòng tuyến này. Sau một ngày đụng độ quyết liệt, quân Đức chiếm ưu thế và Rommel tiếp tục tiến quân bất chấp lệnh phải hoãn tấn công vào Agedabia cho đến tháng 5. Tổng tư lệnh Anh ở Trung Đông, tướng Archibald Wavell, đánh giá quá cao sức mạnh của liên quân phe Trục và cộng thêm nỗi lo ngại về vấn đề thời tiết mùa đông, liền ra lệnh rút quân khỏi Benghazi để tránh việc bị đợt tấn công của Rommel chia cắt. Trong khi đó Rommel nhận thấy được sự miễn cưỡng của người Anh trong một trận đánh quyết định, liền đưa ra một quyến định liều lĩnh: chiếm đóng toàn bộ Cyrenaica chỉ với lực lượng được trang bị nhẹ. Ông ra lệnh cho Sư đoàn Thiết giáp Ariete của quân Ý truy đuổi số quân Anh đang rút đi, cùng lúc cho Sư đoàn Tia chớp số 5 của quân Đức liền tiến vào Benghazi. Chỉ huy Sư đoàn Tia chớp số 5, thiếu tướng Johannes Streich, phản đối lệnh với lý do rằng hình trạng trang thiết bị của Sư đoàn hiện tại không thích hợp để hành quân. Thế nhưng, Rommel bỏ ngoài tai lời phải đối này, ông nói “không thể để dịp may hiếm hoi trôi đi chỉ vì những chuyện vặt vãnh”.- Sau khi chiếm được Benghazi, quân của Rommel tiếp tục chiếm thêm khu vực Cyrenaica tới tận Gazala vào 8/4. Việc làm này của Rommel nhận được sự chỉ trích dữ dội từ phía Bộ Tổng chỉ huy quân Ý vì họ cảm thấy Rommel đã bất tuân thượng lệnh. Điều này càng đặc biệt khi mà Rommel đáng lẽ phải tuân theo lệnh của phía Ý. Sau đó, Rommel còn nhận được lệnh từ phía Bộ Chỉ huy Tối cao quân Đức rằng ông không được vượt qua khỏi Maradah, nhưng một lần nữa Rommel lại bỏ ngoài tai lệnh này cũng như mọi lời phản đối khác từ thuộc tướng của mình. Rommel tin rằng thời điểm đó là một cơ hội lớn lao để tiêu diệt một lượng lớn quân Đồng minh ở Bắc phi và chiếm giữ Ai Cập. Sau đó, Rommel quyết định tiếp tục gây sức ép lên quân Anh đang rút lui và mở một đợt tấn công cánh vào cảng Tobruk. Trong đợt tấn công này, quân của Rommel bắt sống được Tổng chỉ huy quân sự của quân Đồng Minh tại khu vực Cyrenaica là Trung tướng Philip Neame và cả Richard O’Connor – thuộc tướng của Neame.- Trong thời gian quân Ý đang tấn công dọc theo bờ biển, Rommel quyến định tiến lên phía bắc và tấn công khu cảng từ phía Đông Nam với Sư đoàn Tia chớp số 5 với mục tiêu rằng sẽ vây được số lớn quân Anh đang đóng tại đó. Đợt tấn công này thất bại vì các lý do về hậu cần cũng như quân Đức không đảm bảo được đường tiếp vận; đồng thời quân của Rommel cũng nhiều lần bị đột kích bởi số quân Anh đóng tại Tobruk. Ngày 11/4, vòng vây quanh Tobruk đã được thiết lập và liên quân phe Trục mở đợt tấn công đầu tiên vào thành phố. Còn các lực lượng còn lại của phe Trục tiếp tục đông tiến và đẩy lui toàn bộ quân Đồng minh ra khỏi Libya vào ngày 15/4/1941.- Cảng quan trọng Tobruk được trấn giữ dưới sự chỉ huy của viên tướng người Úc, Leslie Morshead. Tham mưu trưởng của quân Đồng Minh tại đây, tướng Archibald Wavell đã cố gắng thực hiện 2 cuộc tấn công nhằm giải vây cho Tobruk, chiến dịch Brevity và Battleaxe, nhưng đều thất bại. Sau đó Wavell đã được thay thể bằng viên tổng tư lệnh gốc Ấn Độ, tướng Claude Auchinleck. Auchinleck đã mở một trận tấn công lớn để giải vây cho Tobruk, chiến dịch Crusader và cuối cùng đã thành công.Chiến dịch Crusader là một thất bại cho Rommel. Vài tuần sau trận đánh, Rommel đã hạ lệnh rút lui tất cả các lực lượng của mình đang đóng tại các khu vực xung quanh Tobruk (7 tháng 12, 1941) và triệt thoái về El Agheila. Quân Anh đã đuổi theo, cố gắng tiêu diệt toán quân Đức đang rút lui như họ đã làm vào năm 1940, thế nhưng Rommel đã tung ra một đợt phản công vào ngày 20 tháng 1 năm 1942 và giáng một đòn chí mạng vào quân Anh. Tập đoàn quân Bắc Phi tái chiếm Benghazi, quân Anh phải lui về khu vực Tobruk và bắt đầu xây dựng các vị trí phòng thủ.- Đầu mùa hè năm 1942 (24 tháng 5, 1942), đội quân của Rommel tấn công. Theo cách đánh chớp nhoáng (blitzkrieg) kinh điển, đội quân của ông đã thọc vào sườn quân Anh tại Gazala. Song, quân Pháp vẫn ngoan cố kháng cự lại các đợt tấn công của người Đức trong trận Bir Hakeim. Tuy nhiên, Rommel cùng các chiến sĩ của ông đã triệt hạ được Bir Hakeim, buộc quân thù phải lui binh khỏi điểm phòng ngự kiên cố này. Như vậy là dù có sai sót trong việc chỉ huy nhưng vị Thống chế đaị tài cùng các binh sĩ tinh nhuệ đã lập nên những chiến công hiển hách, đẩy quân địch – dù đông đảo hơn quân của ông – vào thế yếu. Quân Đức thắng thế, buộc quân Anh rút lui một cách nhanh chóng, nên được gọi là “Cú phi nước đại Gazala”, để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Tobruk giờ đây bị cô lập và chỉ còn một mình, nằm giữa Tập đoàn quân Bắc Phi và Ai Cập. Vào ngày 21/6/1942, sau một trận tấn công phối hợp nhanh, mạnh mẽ và có tính kết hợp của quân Đức, thành phố đã bị bao vây cùng với 33.000 quân lính. Các lực lượng Đồng Minh đã hoàn toàn bị đánh bại. Vài tuần sau đó, họ phải rút lui ra xa khỏi Ai Cập.Nhưng cuộc tấn công của Rommel cuối cùng phải dừng lại tại một thị trấn nhỏ ở El Alamein (Ai Cập), chỉ cách Alexandria 60 dặm. Trong trận chiến El Alamein lần thứ nhất, quân của Rommel thất bại do những vấn đề về nguồn tiếp tế vũ khí, lương thực do một chiến dịch nhằm cắt đứt các tuyến đường vận chuyển của quân Đức mang tên Ultra được Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh (Royal Air Force và Royal Navy) thực hiện và những chiến thuật được cải tiến của quân Anh. Người Anh rất gần với nguồn tiếp tế và có được những người lính mới, khỏe mạnh để tăng cường cho các vị trí đóng quân của họ. Chiến thuật của Auchinleck là tiếp tục tấn công vào các lực lượng Ý yếu kém để giành thế chủ động về phía mình. Rommel, một lần nữa cố gắng bẻ gãy phòng tuyến của quân Anh bằng trận đánh tại Alam Halfa. Ông đã hoàn toàn bị cầm chân lại bởi vị chỉ huy mới đến của quân Đồng Minh, Trung tướng Bernard Montgomery, một người luôn có được sự hỗ trợ tuyệt đối về lương thực và vũ khí.- Do các lực lượng Đồng Minh từ Malta ngăn chặn nguồn tiếp tế của Rommel ngay tại bờ biển, và cả một khu vực rất rộng lớn mà ông phải giữ lấy, Rommel không thể giữ El Alamein mãi được. Vì vậy mà sau trận chiến tại El Alemein lần thứ hai, quân của Rommel phải rút lui. Sau thất bại tại El Alamein, mặc dù các vị lãnh tụ Hitler và Mussolini nhiều lần thúc giục Rommel, các lực lượng của ông đã không thể đứng vững và chiến đấu lại được nữa cho đến khi họ tiến vào Tunisia. Sau đó, trận chiến đầu tiên của họ không phải đối đầu với lực lượng quân đội tám nước của người Anh nữa (British Eighth Army, gồm có Úc, Ấn Độ, New Zealand, Nam Phi, Rhodesia, Pháp và Ba Lan), mà là Quân đoàn số 2 của Mỹ. Thống chế Rommel xua quân tấn công quân Mỹ trong trận chiến tại đèo Kasserine, và giáng một đòn nặng nề vào quân địch. Lại một lần nữa, ông lại được vui với chiến thắng lừng lẫy nhờ có sự quyết đoán của ông, tài năng và sự mạnh mẽ của ông đã khiến cho quân thù phải nếm mùi đại bại.Nhưng do nguồn tiếp tế về vật chất và nhân lực ngày càng bị thiếu thốn trầm trọng nên các cuộc tấn công của Rommel ngày càng chậm lại và đuối dần đi, trong đó kế hoạch Ultra – phá hoại nguồn tiếp tế của Đồng minh chính là một mắt xích quan trọng dẫn đến sự thất bại đối với các lực lượng của ông. Cuối cùng Rommel buộc phải rời khỏi Bắc Phi và kéo theo sự thất bại của quân Đức tại đây. *Kế hoạch phòng thủ tại bờ biển Pháp 1943-1944Quay trở về Đức sau khi phải rút lui ở Bắc Phi, Thống chế Rommel được điều chuyển về bộ tham mưu của Tập đoàn quân B đóng tại mặt trận phía Tây Âu. Dưới sự chỉ đạo của ông, công việc phòng thủ chống đổ bộ diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc, hàng triệu bãi mìn, hàng ngàn ụ bê tông bảo vệ xe tăng và các chướng ngại vật đã được dựng lên trên các bãi biển và các vùng thôn quê. Tướng công binh Meise và nhiều chuyên gia kỹ thuật hiện đại nhận xét rằng Rommel “không chỉ có năng lực quân sự mà còn là thiên tài kỹ thuật nữa.”Đồng thời, khi ở đây ông đúc kết ra rằng không thể nào ngăn chặn được tốc độ tiến công dưới sự yểm trợ tối đa bằng đường không của quân Đồng Minh. Ông đã đưa ra quan điểm rằng các lực lượng xe tăng nên được tách ra thành các đơn vị nhỏ để củng cố vững chắc các điểm trọng yếu và nên được đặt gần chiến tuyến càng tốt bởi vì chúng không thể di chuyển được đi xa một khi cuộc tấn công đổ bộ nổ ra. Ông muốn cuộc tấn công của quân Đồng Minh phải được chặn đứng ngay từ các bãi biển bằng cách kết hợp hỏa lực của quân đội với hệ thống chướng ngại vật. Tuy nhiên, do quân Đức vào giai đoạn này bị thua trận liên tiếp và thiếu xe tăng, thiết giáp trầm trọng nên phương án của Rommel không được ưu tiên. Do đó, trong ngày D-Day (ngày đổ bộ vào Normandie) lực lượng Đồng Minh nhanh chóng chiếm được các vị trí đổ bộ và không bị thiệt hại nhiều.Vào cuối thế chiến II, Thống chế Rommel bị thanh trừng do tham gia vào phong trào chống đối Hitler và bị ép buộc phải tự sát bằng thuốc độc. Nhưng khi chết, Rommel vẫn được chôn cất với đầy đủ các nghi thức dành cho chỉ huy quân sự cấp cao. Và cho đến nay, cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của ông vẫn luôn là điểm thu hút của các nhà nghiên cứu lịch sử.—(luatphamviet.com)

Posted in Uncategorized | Leave a comment

CÁC BÀI HÁT THỜI XÔ VIẾT

Tác giả: Nguyễn H. H. Nam

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=957445960984008&id=100001558398112

CÁC BÀI HÁT THỜI XÔ VIẾT


Trăm năm trước một đế chế ra đời, với những ý tưởng xã hội cao cả cũng như tầm ảnh hưởng to lớn đối với phần còn lại của thế giới. Mấy chục năm đầy máu và nước mắt, nhưng không thiếu những sự kiện hào hùng, những trang sử oanh liệt… cuối cùng Liên bang Xô viết đã tan vỡ, dần dần chỉ còn lại những hoài niệm. Để nhớ lại một thời đang dần xa xin giới thiệu với những người còn có quan tâm về di sản văn hóa của CCCP vài bài hát nổi tiếng nhất của một thời – thời Xô viết, mà chúng cũng đã từng khá nổi tiếng ở nước ta:


1) “Bài hát về Tổ quốc xa xôi” (Песня о далекой Родине):
Nhạc Tariverdiev – lời Rozdestvenskiy (М. Таривердиев, Р. Рождественский).
https://www.youtube.com/watch?v=g6U-8Dcuiec
https://www.youtube.com/watch?v=lOXUYqZTBJw

Bài này dân ta đã nghe rất nhiều khi xem bộ phim “Mười bảy khoảnh khắc của mùa xuân” về điệp viên Liên xô Stirlitz trong thế chiến thứ II. Bắt buộc phải lạc đề một chút: cảnh đáng nhớ nhất là khi anh được “tổ chức” bố trí cho gặp vợ tại một quán ăn, chỉ vài phút và hai người không được nói gì với nhau, thậm chí đã được dặn trước là không được nhìn vào nhau, chỉ có thể thấy nhau qua khóe mắt, hoàn toàn im lặng! Chỉ có hai đôi mắt nói lên tất cả, và bài hát vang lên trong phim… Hơn 8 phút, một cảnh quay kỳ lạ, không lời thoại, không hành động trừ những đôi mắt, mà theo nguyên tắc của điện ảnh thế giới thì không nên kéo dài quá 30 giây! Và cảnh này không hề có trong kịch bản, mà do các diễn viên nghe được câu chuyện của những điệp viên Liên Xô khi hoạt động ở nước ngoài đã trải qua kể lại (chỉ lâu lắm mới được gặp vợ con, ở một nước thứ ba, nơi đông người, chỉ được nhìn thấy nhau vài phút trong im lặng mà thôi) xin bổ sung thêm trong lúc làm phim – nó đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật điện ảnh Xô viết: https://www.youtube.com/watch?v=eaTqzfNsR8U

Việc chọn ca sỹ thực hiện bào hát này cũng vô cùng kỹ lưỡng. Bài hát đã được giọng ca hàng đầu lúc đó là Muslim Magomaev hát rất thành công, nhưng cách hát của ông không hợp với bộ phim. Đạo diễn và tác giả nhạc yêu cầu ông hát khác đi cho giống sự khắc khoải của một điệp viên xa tổ quốc, thì ông từ chối, vì “không muốn bắt chước bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Và thế là ca sỹ Iosif Kobzon được hát trong phim, cũng rất hay! Có thể so sánh giọng ca của họ khi nghe lại từng người:
http://www.magomaev.info/new-audio/Music/drugie/high/Gde-to_daleko.mp3
http://music70-80.narod.ru/mp/Muz/Gte_to_daleko.mp3


2) “Tổ quốc bắt đầu từ đâu” (С чего начинается Родина):
Thơ Matusovskiy (М. Матусовский) – nhạc V.Basner (В. Баснер)
Nhạc của bộ phim 4 tập đã từng được chiếu trên màn ảnh lớn của nước ta “Thanh kiếm và lá chắn” (1968). Bài hát, và câu hát đầu cũng là tên bài hát đã trở nên vô cùng nổi tiếng, hơn hẳn bộ phim gián điệp cũng rất hấp dẫn này, trở thành một câu mang tính cổ động lòng yêu nước xuyên năm tháng…
https://www.youtube.com/watch?v=Fpox0nzuoZo

Câu hát quen thuộc từ ngày đầu tới trường, và Putin cũng mổ cò giai điệu này trên piano trước hàng ngàn quan khách: https://www.youtube.com/watch?v=VobIRxoulLg


3) Cánh đồng Nga (Русское поле):
Nhạc và trình diễn bởi thiên tài Jan Frenkel (Ян Френкель), lời thơ của nữ thi sĩ cũng rất tài năng Inna Goff (Инна Гофф), 1968.
Bài hát thời Xô viết, nhưng cho ta cảm giác như một bài hát Nga cổ điển, tuyệt vời, không có bài hát nào thể hiện tính cách Nga và mô tả thiên nhiên nước Nga đẹp hơn được:

Frenkel tự trình diễn xuất thần: https://www.youtube.com/watch?v=K2-Tz_2Il_I
Khoảnh khắc trong phim:
https://www.youtube.com/watch?v=XN9xUHiq3gQ

Bài hát được biết đến từ bộ phim hành động rất nổi tiếng “Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt”, cũng đã được chiếu ở Việt Nam những năm 70, đạo diễn đã khá dũng cảm khi cho một sỹ quan quân đội Sa Hoàng hát nó trong phim. Nhưng nó đã trở nên quá được yêu thích, hoàn toàn không phụ thuộc gì với bộ phim nữa, đến mức nhà thơ Gamzatov sau này đề nghị lấy bài hát này làm quốc ca Nga!

Frenkel đã viết một bài hát “Cánh đồng Nga” trước rồi, nên bài này lúc đầu ông chỉ gọi là bài hát “Cánh đồng”. Thế nhưng nhân dân Xô viết yêu mến nó và không thể có gì gắn kết hơn hình ảnh cánh đồng Nga bao la với tác giả “Xin chào cánh đồng Nga – tôi chỉ là một bông lúa nhỏ của Người” – cuối cùng ông đành dành lại tên gọi “Cánh đồng Nga” cho bài hát với lời thơ của Goff!
Bài này cũng có lời Việt, khá hay – “Tuyệt vời, những cánh đồng lúa nước Nga…”


4) Niềm hy vọng (Надежда):
1971, tác giả nhạc A.Pakhmutova (А.Пахмутова) và thơ N.Dobronravov (Н.Добронравов)
Bài hát được viết lúc đầu cho các nam ca sỹ, và không nổi tiếng lắm vì Kobzon từ chối hát, sau này ông sẽ tiếc nhiều vì lúc đó không thấy được nó sẽ thành “đỉnh cao”. Thế nhưng 1973 khi Anna German – một ca sỹ Ba Lan gốc gác Liên Xô – quyết định hát bài này thì nó trở thành bài hát nổi tiếng nhất, đặc biệt cho giới trẻ. “Niềm hy vọng là la bàn của tôi” – được các thanh niên xây dựng BAM hát rất nhiều…

1974 nữ ca sỹ Nga Edita Piekha quyết định hát lại nó bằng mọi giá, cũng khá thành công: https://www.youtube.com/watch?v=VQgDvLfA2NQ

Nhưng khi Anna German khỏi ốm nặng (vì tai nạn giao thông) và quay lại hát, đây là một trong những bài đưa bà trở lại đỉnh cao. Các tác giả nhạc và lời lập tức công nhận đây mới là phương án tuyệt vời nhất. “Niềm hy vọng” đã đưa bà lên vị trí nữ hoàng ca nhạc, người dân Nga vô cùng yêu quý bà, đến đâu cũng được đón nhận bằng vô vàn biểu ngữ “Anna, chúng tôi yêu bạn” – và thời đó phải xếp hàng hàng km để mua vé xem bà lưu diễn tại CCCP…
https://www.youtube.com/watch?v=oYij77TTsOs


5) “Ta yêu người, cuộc sống ơi” (Я люблю тебя, жизнь):
1956, Nhạc Kolmanovskiy (Колмановский Э.) – Lời: Vanshenkin (Ваншенкин К.). Lúc đầu bài hát được viết cho nam danh ca Bernes, nhưng rồi rất nhiều đồng nghiệp cả nam lẫn nữ hát cũng rất hay…
https://www.youtube.com/watch?v=TOPrKymKAfc
https://www.youtube.com/watch?v=Uu6yyHZH8MM

“Ta yêu Người, cuộc sống ơi…Và muốn Người không bao giờ chấm dứt”. Bài hát tràn đầy lạc quan sống của một thời Xô viết!


6) “Những buổi chiều tối ngoại ô Mạc tư khoa” (Подмосковные вечера):
Bài hát này được ghi vào sách kỷ lục Guinness như “giai điệu được chơi nhiều nhất thế giới”.
Tác giả nhạc Soloviov-Sedoi (Соловьев-Седой) và thơ Мatusovskiy (Матусовский) suýt nữa thì bỏ giai điệu này vào sọt rác, vì nó được viết như nhạc phim nhưng rồi không được dùng đến (quá ề à, theo đạo diễn nhận xét), nếu như không có “producer” chính – tổng bí thư Khrushev. Sau khi trở thành bản nhạc của Liên hoan thanh niên quốc tế 1957 bài hát này được Khrushev mang theo trên các chuyến ngoại giao thời “ấm áp” đầu tiên, và nó trở thành tấm danh thiếp âm nhạc của CCCP. (Tên gọi lúc đầu là “Những buổi tối Leningrad”!)

Người hát nó hay nhất, hay đến mê hoặc, lại là nữ danh ca Yma Sumac – người Peru (1960):
https://www.youtube.com/watch?v=yi_SNTzm1Zs

Tất nhiên để hát được đúng với chất Nga thì chỉ có người Nga:
https://www.youtube.com/watch?v=VVW7nuzIA_g (Alla Pugacheva, 1989-Bình Nhưỡng).

Đây là một câu chuyện về giai điệu này: khi pianist người Mỹ Van Cliburn đoạt giải nhất cuộc thì Tchaikovsky lần đầu tiên trong giai đoạn chiến tranh lạnh, nội bộ BTC cãi nhau. Trong tình huống khó xử thì Cliburn vào buổi trình diễn sau khi nhận giải đã chơi bản nhạc này trên piano:
https://www.youtube.com/watch?v=s1vZWJT-XGw

Sau khi Liên Xô tan rã thì bài hát này vẫn được yêu chuộng và trình diễn khắp nơi trên thế giới, có lời cũng như không lời … “Chiều thanh vắng là đây…”cũng trở thành bài hát yêu thích của người Việt Nam từ lâu.


7) “Đỉnh núi Lê-nin” (Ленинские горы):
1949, Nhạc Miliutin (Ю. Милютин), lời thơ Dolmatovskiy (Е. Долматовского)
https://www.youtube.com/watch?v=Qy1WjncNX40

“Núi Lê-nin” nay đã trở về với tên gọi lịch sử “đồi Chim Sẻ” – đây là một trong bảy ngọn đồi lớn ở Matxcơva, nơi có trường Tổng hợp và trở thành một địa điểm tham quan rất nổi tiếng. Bài hát đặc biệt nổi tiếng thời 50-60, nói về một thủ đô tươi đẹp đang trở mình mạnh mẽ… và có lời Việt, nhưng nay ít ai biết. Xin nghe Trọng Tấn:
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/doi-le-nin-trong-tan.bZMCX7emqF6S.html


8) “Đàn sếu bay” (Журавли):
1957, Nhạc: Jan Frenkel (Ян Френкель), lời: nhà thơ Gamzatov (Расул Гамзатов); lời Nga: Grebnev (Н. Гребнев), trình diễn: Mark Bernes (Марк Бернес).
https://www.youtube.com/watch?v=XZZHISSfHv4

Đây là bài hát định mệnh của ca sỹ Mark Bernes. Năm 1969 khi đã biết mình lâm bệnh hiểm nghèo, anh đọc được những vần thơ của Gamzatov được Grebnev dịch, và biết rằng trong cuộc đời đã trình diễn quá nhiều bài hát nổi tiếng của mình, đây sẽ là bài hát cuối cùng. Anh xin phép nhà thơ để sửa lời bài thơ, nhờ nhạc sỹ Frenkel phổ nhạc cùng với mình, và đã kịp hát nó trước khi mất hai tuần. Anh đã kịp ghi nó (cùng ba bài hát nữa của mình) làm nhạc cho đám tang của chính anh…

Ngày nay nó vẫn được hát rất nhiều, như bài hát buồn nói về những hy sinh mất mát to lớn của người lính trong chiến tranh (không liên quan đến bộ phim rất nổi tiếng “Khi đàn sếu bay qua)
(Xin tham khảo thêm: http://vtc.vn/dan-seu-bai-hat-hay-nhat-the-ky-20-ra-doi-the-nao.13.376850.htm )


9) “Hãy để mãi mãi có mặt trời” (Пусть всегда будет солнце):
https://www.youtube.com/watch?v=R9U6aKZ5t5g


Xin xem tại đây: https://www.facebook.com/namhhn/posts/911110068950931


10) “Bài ca thời thanh niên sôi nổi” (Песня тревожной молодежи):
1958, Nhạc: A.Pakhmutova (А. Пахмутова), lời L.Oshanhin ( Л. Ошанин) là bản nhạc viết cho bộ phim “Ở phía bên kia”. Quá nhiều ca sỹ hát rất hay:
https://www.youtube.com/watch?v=sXW-lJgmVYc
https://www.youtube.com/watch?v=03PGaGMk8gE
https://www.youtube.com/watch?v=1c_K7x8O3dw

Còn đây là cảnh trong phìm gốc:
https://www.youtube.com/watch?v=0Xy9GfdEd70

Bài hát trở nên đại diện cho các thế hệ đoàn viên Xô viết, đến nay vẫn được hát như biểu tượng của lòng yêu nước và sự xả thân, dũng cảm. Tại Việt Nam nó đã rất được yêu thích từ những năm 70, với lời Việt cũng khá hay:
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Thoi-Thanh-Nien-Soi-Noi-Top-Ca-Nam/ZW6UZCW6.html


11) “Còn 14 phút đến khi xuất phát” (До старта еще 14 минут):
Lời V.Voinovich (Вл. Войнович), Nhạc: O.Felsman (О. Фельцман) cho bộ phim cùng tên năm 1968.
https://www.youtube.com/watch?v=pSFFmj9g_3E

Lịch sử bài hát này sẽ nói khá nhiều về một thời Xô viết và văn hóa Xô viết. Năm 1960 nhà văn mới ra trường Voinovich được phân về làm ở đài phát thanh, và nghe nói người ta đang tìm người viết lời cho bài hát với chủ đề vũ trụ-trước chuyến bay lịch sử của Yury Gagarin thì đây đang là đề tài nóng bỏng nhất. Trong 2 tuần là phải xong, thời hạn quá it cho những nhà thơ chân chính (họ chỉ viết thơ phải theo cảm hứng chứ đâu có thể đặt hàng như gia công…). Đến ngày gần cuối vẫn chưa có bất kỳ kết quả nào, thì lúc đó chàng mới đánh liều đến gặp tổng biên tập và xin nộp bài vào ngày mai. Bà tổng biên tập càng ngao ngán hơn, khi chàng bảo chỉ muốn chứng minh với những kẻ đã đánh trượt chàng khi thi vào tổng hợp văn, và từ chối không đăng thơ của chàng ở các tạp chí, rằng chàng không phải kẻ bất tài!
Hôm sau, khi Voinovich mang lời thơ đến, bà tổng biên tập không nói năng gì mà gọi điện thoại cho nhạc sỹ Felsman đọc lời luôn. Nhạc sỹ giãy nảy, lời gì mà chả vần điệu gì cả! Lúc đó nhà văn trẻ mới xen vào, rằng nhạc sỹ biết gì về lời mà nói, hãy để người nghe họ tự đánh giá… Ngay hôm ấy nhạc sỹ gọi lại: nhạc đã sẵn sàng, ai sẽ hát đây? Bernes đang nổi như cồn, nhưng tìm không ra, thôi để Troshin hát… Và thế là ca sỹ Troshin trình diễn lần đầu tiên bài hát của mọi nhà du hành vũ trụ tương lai!
Bài hát được ghi âm ngay, đưa lên radio luôn, nó trong chốc lát trở thành rất nổi tiếng, và Voinovich trở thành ngôi sao, bài vở của anh được các tạp chí tranh nhau đăng…
Nhưng vì anh còn quá trẻ nên ai cũng thích giúp anh sửa lời bài hát, còn Voinovich kiên định, không cho thay dù chỉ một chữ. Hè 1962 hai nhà du hành vũ trụ Nikolaev và Popovich song ca bài này trong vũ trụ, tổng bí thư Khrushev tổ chức đón họ cực kỳ hoành tráng ở quảng trường Đỏ, với sự trích dẫn lời bài hát “Trên những đường mòn của các hành tinh xa xôi sẽ in dấu chân chúng ta…”. Đĩa hát được phát hành, Voinovich say sưa trên đỉnh vinh quang…

“14 phút trước lúc xuất phát, các nhà du hành vui vẻ hút thuốc…” nhưng trong đời sống thì các nhà du hành bị cấm hút hoàn toàn. Voinovich vẫn không chịu sửa lời theo ý các nhà du hành, anh bảo viết đây không phải cho họ, mà cho những người du lịch trong vũ trụ trong tương lai, chuyến bay này cũng là một việc thường nhật thôi. Nhưng các nhà du hành lúc đó đều là anh hùng, ý của họ cả nước phải chiều theo, và bài hát được sửa, các nhà du hành không hút thuốc nữa mà cùng nhau hát…

Trong các tác phẩm của Voinovich thì bài hát này nổi tiếng nhất, và sau này khi ông trở thành người đấu tranh vì nhân quyền có tên tuổi tại Liên xô và Nga, mọi tác phẩm khác bị cấm, ông bị tước mất thẻ hội viên hội nhà văn, tước quốc tịch cũng như bị trục xuất ra nước ngoài thì bài hát “14 phút” này vẫn được hát như thường, chỉ không bao giờ được nêu tên tác giả nữa…


12) “Địa chỉ của tôi – Liêng bang Xô viết” (Мой адрес – Советский Союз):
https://www.youtube.com/watch?v=ySPWg9vAh8E

1972, ban nhạc “Samoxvetư” (Самоцветы) với lời thơ Kharitonov (Владимир Харитонов), nhạc Tukhmanov.

Bài hát lập tức chiến thắng giải “Bài hát của năm” mặc dù radio không báo tên tác giả cũng như ban nhạc. Sau đó ban nhạc này trở thành nhóm nhạc được yêu thích nhất tại CCCP và đến đâu họ cũng được yêu cầu trình diễn chính bài hát này, nhất là tầng lớp thanh niên. Nó cũng nhanh chóng trở nên quen thuộc ở nước ngoài – danh thiếp âm nhạc của CCCP – với nét nhạc nhanh, lạ, dễ nhớ!

Lời bài hát tiếng Việt khá sát nghĩa và hay:

“Quê hương gọi mỗi chúng ta cùng đi khắp nơi
Từ miền đầm lầy tới nơi biển khơi
Đôi tay và trái tim của mỗi chúng ta
Ngày ngày nhiệt tình đắp xây cuộc sống

Tổ quốc xô viết yêu ơi !
Nhiệt tình đang bừng cháy trong chúng tôi
Nguyện đem cuộc sống hiến dâng Người

Chớ nên tìm chúng tôi ở phố xinh đẹp kia
Quê hương là Tổ quốc Nga xô viết
Chớ nên tìm chúng tôi ở phố xinh đẹp kia
Quê hương là Tổ quốc mến yêu này.

Lao nhanh về phía trước con tàu ta ra đi.
Nơi bao miền thân thương vẫy chào ta
Nơi bao miền đất nước vẫy gọi ta tới nơi,
Chia tay người bạn thân vẫy chào ta.
Bạn hỡi! Nơi chúng tôi qua
Là những thành phố, nông trường
Nơi, miền xa xôi hẻo lánh nơi biên thùy.

Viết thư gửi chúng tôi, bạn hãy ghi một nơi!
Liên bang cộng hòa Xô viết của tôi!
Chớ ghi một xóm vui, một phố xinh vào đây!
Hãy ghi, một đất nước Xô viết này…”

Ngày nay khi đã sống ở một quốc gia khác hẳn, người dân Nga vẫn vui vẻ hát bài hát Xô viết này như một kỷ niệm không thể phai nhạt được…
https://www.youtube.com/watch?v=InHQA2i-Qss

Hãy nghe lại ban nhạc này sau 40 năm: https://www.youtube.com/watch?v=Lrt8ySfhIt0

CCCP không còn nữa, nhưng những bài hát trên sẽ còn mãi theo năm tháng!

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Christmas Bombing – Ném bom trong dịp Giáng Sinh (Phần 3)

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Christmas Bombing – Ném bom trong dịp Giáng Sinh (Phần 2)

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Christmas Bombing – Ném bom trong dịp Giáng Sinh (Phần 1)

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Lại chuyện SAM2 và MIG21 bắn B52

Hiệu Minh Blog

B52 ở Georgia. Ảnh: HM

Người viết này được nghe nhiều giai thoại về quân ta cải tiến SAM 2, thay sóng radar, bóng bán dẫn, thêm thuốc nổ vào để bay cao hơn do hồi đó SAM chưa vượt được 10km. Sau 30-40 năm có vị tướng đi nói chuyện vẫn khẳng định điều này.

View original post 2,158 more words

Posted in Uncategorized | Leave a comment

B52 và MIG 21 – Phạm Tuân và Xuân Thiều

Hiệu Minh Blog

B52 ở Georgia. Ảnh: HM B52 ở Georgia. Ảnh: HM

MIG21 và Atoll - K13 ở Air Space Museum tại Virginia. Ảnh: HM.Atoll do phía Mỹ cung cấp cho Taiwain trên máy bay F86 và trong một lần đối đầu năm 1958  với máy bay Trung Quốc, họ đã bắn ra nhưng tịt ngòi. Trung Quốc mò lên và tặng Liên Xô. Cường quốc này trộm luôn và biến thành đồ Atoll - K13 bắn lại Mỹ. (Bảng chỉ dẫn) MIG21 và Atoll – K13 ở Air Space Museum tại Virginia. Ảnh: HM.
Atoll là mã NATO gọi tên lửa K13 của Liên Xô. Nguồn gốc K13 lấy từ tên lửa Sidewinder do phía Mỹ cung cấp cho Taiwain trên máy bay F86 và trong một lần đối đầu năm 1958 với máy bay Trung Quốc, họ đã bắn ra nhưng tịt ngòi, rơi xuống biển. Trung Quốc mò lên và tặng Liên Xô. Cường quốc này trộm luôn và biến thành đồ K13 bắn lại Mỹ. (Bảng chỉ dẫn). Thông số kỹ thuật: dài 2,6m, nặng 45,5kg, đầu đạn mang 5,9kg thuốc nổ, tầm bắn 8,7km. Xem thêm http://airandspace.si.edu/collections/artifact.cfm?id=A19930363000. Chính là quả tên lửa Atoll mà tôi chụp ở Viện bảo tàng VA (Chantily).

Lẽ ra kỷ niệm 40 năm chiến dịch Christmas Bombing – Ném bom dịp Giáng Sinh vào Hà Nội từ…

View original post 1,056 more words

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Những phi công B52 trên bức tường chiến tranh

Hiệu Minh Blog

Bức tường chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiệu Minh Bức tường chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiệu Minh

Gửi lời chào bà con từ Macon, Georgia, nơi có thủ phủ Atlanta, có nàng Scarlet và lão cao bồi Butler, cặp đôi như Tịt Tuốt và Tép Riu. Vừa lái xe 14 tiếng, mệt quá, lấy bài cũ ra đăng vậy 🙂

Vào mùa Giáng Sinh, tôi rất thích xem dân Mỹ trang trí nhà cửa. Cây thông Noel lấp lánh bên những gói quà xanh đỏ, già Santa trên xe tuần lộc, thấy đất nước thanh bình. Nhưng hình như không phải mùa Noel nào cũng vậy.

Christmas bombing hay là B52 rải thảm Hà Nội đã qua 40 năm. Đứa trẻ sinh vào ngày đó nay có thể làm Thứ, Bộ trưởng tại Việt Nam hay là ứng viên Tổng thống Mỹ.

View original post 2,488 more words

Posted in Uncategorized | Leave a comment