NGƯỜI BA LẦN TỪ CHỐI CỨU SỐNG MẠNG MÌNH (Tặng các vị phụ huynh nhân ngày khai trường của trẻ em)

Yanush Korchak (Janusz Korczak, tên thật là Hendric Goldschmit) – nhà sư phạm, nhà văn, bác sỹ trẻ em, nhà tâm lý và nhà hoạt động xã hội xuất sắc của Ba Lan, gốc Do Thái. Ông đã ba lần từ chối cứu mạng sống của mình.
 
Lần đầu tiên đó là lúc Yanush quyết định không di tản sang Palestin, trước khi Ba Lan bị chiếm, để không bỏ rơi “Trại trẻ mồ côi” (do ông thành lập từ 1911 ở Warschau-dành cho trẻ con đường phố không gia đình, chủ yếu là trẻ Do Thái), trước khi các sự kiện kinh khủng của thế chiến 2 xảy ra.
 
Lần thứ hai-từ chối trốn khỏi “nhà tù lớn” Varsava.
 
Lần thứ ba, theo lệnh SS, cả trại lên tàu hỏa về trại tập trung, lần đầu tiên nhà sư phạm nói dối trẻ em. Ông bảo chúng mặc những bộ đồ đẹp nhất, mỗi đứa cầm theo một đồ chơi hay quyển sách yêu thích nhất, vì ông bảo chúng được dừng giờ học để về nông thôn, có hoa, có bướm…Khi tất cả những con người từ “Trại trẻ mồ côi” lên tàu hỏa đi về trại tập trung có một sỹ quan SS đến hỏi ông:
-Có phải ông đã viết quyển “Ông vua Matiush đệ nhất” không? Tôi đã đọc từ bé, quyển sách rất hay. Ông được tự do!
-Thế còn các cháu?
-trẻ em sẽ phải đi!
-thế thì ông nhầm! Không phải tất cả mọi người đều khốn nạn…
Sau đó vài ngày, tại trại tập trung Treblinka, Korchak cùng với tất cả trẻ em của mình, 196 đúa bé và hơn chục người giúp việc, bảo mẫu… đã đi vào lò hơi ngạt. Trên đường đi ông dắt tay hai cháu bé nhỏ nhất và kể cho chúng câu chuyện cổ tích còn dở, để chúng không để ý gì khác. Cảnh sát Ba Lan (theo phát xít) đứng thành hàng, giơ tay chào, bọn Đức thắc mắc hỏi người đàn ông này là ai, còn bọn họ nhiều kẻ không cầm được nước mắt…
 
Năm 1978 UNESCO tuyên bố là năm kỷ niệm Janusz Korczak.
 
Về con người ông, có thể không cần kể thêm gì, ngoài 10 điều răn ông để lại về đề tài giáo dục trẻ em:
1) Đừng chờ đợi con bạn sẽ giống mình, hay sẽ như mình muốn. Hãy giúp trẻ không trở thành bạn, mà là chính mình.
2) Đừng đòi con trẻ trả lại tất cả những gì bạn đã làm cho nó. Bạn cho nó cuộc sống, nó sẽ lại cho sinh linh khác cuộc sống, và cứ tiếp diễn như thế-quy luật bất biến của sự biết ơn.
3) Đừng trút giận lên trẻ em, để tránh ăn trái đắng lúc về già. Vì gieo gì, gặt nấy!
4) Đừng coi thường các vấn đề của trẻ. Mỗi người có một số phận, và hãy tin rằng-cuộc sống của nó cũng sẽ nặng nề không kém, có khi còn hơn ấy chứ, vì trẻ không có kinh nghiệm.
5) Đừng chà đạp!
6) Đừng quên rằng những cuộc gặp gỡ quan trọng nhất của một con người-đó là gặp gỡ trẻ em. Hãy chú ý hơn nữa đến trẻ em-ta không biết đang gặp ai trong hình hài đứa trẻ đâu.
7) Đừng dày vò bản thân, nếu bạn không làm được việc gì đó cho trẻ, đơn giản hãy nhớ rằng: ta chưa làm hết cho trẻ, nếu chưa làm được tất cả mọi thứ trong khả năng!
8) Con trẻ không phải là bạo chúa chiếm đoạt hết cuộc sống của ta,cũng không phải là sản phẩm của thể xác, máu thịt ta. Đấy là một cái bình quý, mà Cuộc sống ban cho ta để giữ và nuôi dưỡng ngọn lửa sáng tạo. Đó là tình yêu được chắp cánh của bố mẹ, những người sẽ nuôi dưỡng không phải con “tôi”, con “chúng ta” mà là một tâm hồn được trao cho ta để gìn giữ.
9) Hãy yêu quý trẻ con nhà khác. Đừng bao giờ làm gì với chúng điều mà ta không muốn người khác làm với con mình.
10) Hãy yêu con mình bất kể nó thế nào-bất tài, không may mắn, đã lớn rồi…Hãy giao lưu với chúng, hãy vui với con trẻ-đó là ngày lễ mà hiện nay ta đang có!
 
Những câu nói để đời của JK:
-Không có trẻ em, chỉ có những con người!
-Không ai sinh ra trong xiềng xích. Chính con người trói buộc con người.
-Mỗi khi bạn bỏ sách xuống và bắt đầu những ngẫm nghĩ của mình, thì quyển sách đã thành công.
-Giáo dục hiện đại đòi hỏi đứa trẻ phải phù hợp. Từng bước một giáo dục dẫn đến việc làm trung hòa đứa trẻ, tiêu diệt mọi thứ như ý chí và tự do của trẻ, rèn luyện tinh thần và sức mạnh của đòi hỏi và phấn đấu.
-Chúng ta háo danh một cách bệnh hoạn. Kẻ nào chưa đạt được mức tượng đài ở quảng trường, thì cũng mơ ước tới con phố mang tên mình hay ít ra là cái bia ghi nhớ.
-có loại ý nghĩ mà phải tự nhiên nghĩ ra, trong đau khổ vật vã, và đó chính là những ý nghĩ quý báu nhất!
-bắt trẻ em ngủ khi chúng không muốn-đó là tội ác!
-ý tưởng phục vụ trẻ em trở thành đứa con của tôi!
-Tiếc thay vì lũ dối trá và lừa đảo mà ta không tin nổi vào con người.
-Chúng ta đáng nhẽ phải là người chu đáo tinh tế, nhưng lại đưa ra hàng loạt lệnh cấm (đối với trẻ em).
-Nếu nói ngắn gọn về phương pháp giáo dục của tôi: “nếu cáu giận con hãy đánh nhau, nhưng vừa phải thôi, có cáu cũng chỉ một lần một ngày”!
-cuộc sống-đó là sự tù túng!
-cách sống của tôi-đó là sự chân thật. Không quan tâm đến những điều tiếng khác nhau. Nếu thích cái gì, tôi sẽ nói “tôi thích” và chấm hết!
-đừng cho đứa trẻ củ cà rốt, nếu nó không chịu ăn cháo sữa (tức là đừng quá nuông chiều chúng).
-Nước là gì? lúc là đá, lúc là hơi, lúc lại là băng tuyết…Con người cũng vậy, rất không giống nhau.
-Trong cuộc sống có nhiều logic hơn là ta tưởng đấy!
Ước gì tất cả các thầy, cô giáo nước ta cũng đọc qua câu chuyện nhỏ này..
——————–
Tham khảo:
-tác phẩm nổi tiếng nhất của ông: “Một mình với Chúa” trong đó có “18 lời cầu nguyện của những kẻ không cầu Chúa”.
-sau khi Đức phát xít chiếm Ba Lan, ông vẫn đi lại ở Warshau trong quân phục sỹ quan Ba Lan- ông nói “đối với tôi không có chuyện Đức chiếm Ba Lan, tôi tự hào là sỹ quan quân đội Ba Lan và tôi vẫn làm những việc gì tôi muốn làm”.
-lần duy nhất ông đã nói dối trẻ em: khi “Trại trẻ mồ côi” nhận lệnh đi ra ga tàu hỏa về trại tập trung, ông đã bảo các em mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mỗi đứa cầm theo đồ chơi hay quyển sách mình yêu thích nhất, vì chúng không phải học nữa, mà sẽ được ra ngoại ô, với thiên nhiên, có hoa lá, có bướm…
-trong trại tập trung ông vẫn tiếp tục giáo dục các trẻ em “của mình”, vẫn chăm lo kiếm cho chúng từ thức ăn đến thuốc men. Trước khi bị hành quyết không lâu, theo tục lệ của người Do Thái, ông tập trung những học trò của mình tại nghĩa địa và làm nghi lễ tuyên thệ, để từng đứa trẻ hứa sẽ lớn lên làm người tốt và người Do Thái lương thiện.
-các học viên của “Trại trẻ mồ côi” của Korczak nhiều người hiện nay vẫn còn sống và ở khắp thế giới…
-mô hình “trại trẻ mồ côi” của Korczak: trong trại có “ban quản lý”, “hội đồng”, “tòa án” hoàn toàn gồm các trẻ em lớn, chúng tự bình bầu nhau vào những “cơ quan” đó/ Và quyết định của những “cơ quan” đó người lớn phải tuân thủ theo, trong đó có ông!
 
On 5 or 6 August 1942, German soldiers came to collect the 192 orphans (there is some debate about the actual number: it may have been 196), and about one dozen staff members, to transport them to Treblinka extermination camp. Korczak had been offered sanctuary on the “Aryan side” by Żegota but turned it down repeatedly, saying that he could not abandon his children. On 5 August he again refused offers of sanctuary, insisting that he would go with the children. He stayed with the children all the way until the end.

The children were dressed in their best clothes, and each carried a blue knapsack and a favorite book or toy. Joshua Perle, an eyewitness, described the procession of Korczak and the children through the ghetto to the Umschlagplatz (deportation point to the death camps)

Janusz Korczak was marching, his head bent forward, holding the hand of a child, without a hat, a leather belt around his waist, and wearing high boots. A few nurses were followed by two hundred children, dressed in clean and meticulously cared for clothes, as they were being carried to the altar.
— Joshua Perle, Holocaust Chronicles

According to a popular legend, when the group of orphans finally reached the Umschlagplatz, an SS officer recognized Korczak as the author of one of his favorite children’s books and offered to help him escape. By another version, the officer was acting officially, as the Nazi authorities had in mind some kind of “special treatment” for Korczak (some prominent Jews with international reputations got sent to Theresienstadt). Whatever the offer, Korczak once again refused. He boarded the trains with the children and was never heard from again. Korczak’s evacuation from the Ghetto is also mentioned in Władysław Szpilman’s book The Pianist:

He told the orphans they were going out in to the country, so they ought to be cheerful. At last they would be able to exchange the horrible suffocating city walls for meadows of flowers, streams where they could bathe, woods full of berries and mushrooms. He told them to wear their best clothes, and so they came out into the yard, two by two, nicely dressed and in a happy mood. The little column was led by an SS man…
— Władysław Szpilman, The Pianist

Dr. Janusz Korczak’s children’s home is empty now. A few days ago we all stood at the window and watched the Germans surround the houses. Rows of children, holding each other by their little hands, began to walk out of the doorway. There were tiny tots of two or three years among them, while the oldest ones were perhaps thirteen. Each child carried the little bundle in his hand.
— Mary Berg, The Diary

There is a cenotaph for him at the Okopowa Street Jewish Cemetery in Warsaw, with a monumental sculpture of Korczak leading his children to the trains. Created originally by Mieczysław Smorczewski in 1982,[16] the monument was recast in bronze in 2002. The original was re-erected at the boarding school for children with special needs in Borzęciczki, which is named after Janusz Korczak.

Writings
Korczak’s best known writing is his fiction and pedagogy, and his most popular works have been widely translated. His main pedagogical texts have been translated into English, but of his fiction, as of 2012 only two of his novels have been translated into English: King Matt the First and Kaytek the Wizard.
The copyright to all works by Korczak was acquired by The Polish Book Institute as of 8 January 2010.[18] As of late 2011, they have embarked on an initiative to publish or re-publish many of Korczak’s books, both in Polish and in other languages.

Ảnh của Nam Nguyen.

Ảnh của Nam Nguyen.

About To Lich's Blog

THƯỢNG VÀNG - HẠ CÁM!
This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

Leave a comment